Coi thường tính mạng từ khâu pha thuốc
Phiên tòa nóng ngay từ phần xét hỏi, toàn bộ quá trình phẫu thuật hút mỡ nâng ngực cho nạn nhân Huyền được tái hiện qua từng lời khai chậm rãi, rành rọt của Tường. Theo đó, chị Huyền đã giao tính mạng của mình cho một cơ sở thẩm mỹ hết sức coi thường những quy trình nghiêm ngặt về y tế.
Dù trung tâm thẩm mỹ Cát Tường có một phòng lễ tân đón khách, một phòng tư vấn, một phòng thông tin quảng cáo, một phòng phẫu thuật, một phòng hậu phẫu rất “chuyên nghiệp” nhưng các phòng này đều do người không có chuyên môn về y là Phó Giám đốc Lê Thị Thúy Mai điều hành.
“Bị cáo quen Mai do bạn giới thiệu, Mai học đại học Công đoàn, không có chuyên môn về y nhưng trước đây có hoạt động về kinh doanh thẩm mỹ. Mai tư vấn việc phẫu thuật, còn phụ trách phẫu thuật là bị cáo” -bị cáo Tường khai. Tường cho biết, trước khi phẫu thuật, chị Huyền được Mai lấy máu đi xét nghiệm ở cơ sở khác xem có đủ điều kiện phẫu thuật không.
Kết quả, Tường nghe Mai báo cáo lại là ổn và mình không trực tiếp kiểm tra xem lại. Làm rõ hơn sự thật này, HĐXX hỏi: “Dựa vào kiến thức nào mà Mai tư vấn được cho khách?”
Tường trả lời: “Vì Mai có một số kinh nghiệm đã hoạt động trong lĩnh vực này trước đây và khi tư vấn có hỏi ý kiến chuyên môn của bị cáo”. Trong vụ án này, Mai với tư cách nhân chứng nhưng đã xin vắng mặt. Theo các luật sư, việc vắng mặt này sẽ ảnh hưởng đến việc làm rõ vụ án.
Tường còn phó thác cho nhân viên pha thuốc gây tê. Công thức pha thuốc tê như sau: mỗi chai gồm có 500ml nước muối sinh lý, 25 ống thuốc tê Lidocain, 2 ống thuốc kháng sinh Gentamycin, 1 ống trợ tim Adrenalin.
Tường bảo không nhớ rõ nhân viên nào đã pha, có thể Vân hoặc ai đó và không kiểm tra lại việc pha thuốc. “ Không hề kiểm tra, vậy trường hợp nhân viên pha thuốc khác vào đó bị cáo có biết không?”- đại diện VKS hỏi. Bị cáo Tường im lặng không trả lời.
Tự ý áp dụng “công nghệ mới”
Không chỉ để mặc cho nhân viên tự “đọc” kết quả xét nghiệm, tự pha chế thuốc, Tường còn bất chấp quy trình của ngành y khi tự mình thực hiện phẫu thuật cho chị Huyền dù chưa được phép. Giải thích vì sao không được phép gây tê ở cơ sở tư nhân nhưng vẫn tiến hành, Tường khai, biết quy định không được phép nhưng “bị cáo tưởng là chỉ gây tê được” sau khi đã làm xét nghiệm, thử phản ứng.
Gây bàng hoàng cho nhiều người, nhất là gia đình bị hại, khi Tường mô tả lại quy trình bơm mỡ tự thân kiểu “thủ công”: “Mất khoảng 1- 2 tiếng bị cáo hút ra 11 xi lanh mỡ từ bụng chị Huyền, bị cáo để lắng, gạn bỏ phần dịch ở trên, lấy phần mỡ còn lại bơm vào ngực chị Huyền”.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế giỏi mà cơ quan tố tụng đã tham vấn thì quy trình chuẩn đòi hỏi phải đưa mỡ hút được qua máy ly tâm để lọc lấy mỡ tế bào. Tường thừa nhận công nghệ của mình chưa được cho phép áp dụng ở Việt Nam, do học được ở TP.Hồ Chí Minh, là “công nghệ” của Hàn Quốc, không cần qua máy ly tâm!.
Bất ngờ với HĐXX là khi Tường khẳng định việc mình pha thêm thuốc kháng sinh Gentamycin vào thuốc gây tê hoàn toàn đáp ứng được việc phẫu thuật, kháng sinh kèm vào để đề phòng có thể gây nhiễm trùng.
Các ca trước cũng sử dụng đồng thời như vậy nhưng không gây hậu quả gì. Trong khi đó, các chuyên gia y tế của vụ án này khẳng định hai thuốc này không được dùng đồng thời với nhau và nguyên nhân chết của chị Huyền có thể từ phản ứng của việc dùng thuốc đó.
Bị cáo Tường bật lại: “Không phải như thế!” theo Tường, có thể chị Huyền chết là do một chất nào đó gây nôn, sặc và tắc thở vì sau khi chị Huyền chết bị cáo rút ống nội khí quản có thấy dịch.
Nguyên nhân chết của chị Huyền trong Cáo trạng chưa hề được đề cập. Bởi vậy, nguyên nhân chết là nội dung được mong đợi làm rõ tại phiên tòa ngày hôm qua. Nhưng bị cáo Tường lại khẳng định đã dùng thuốc trên cho nhiều khách hàng mà không gây hậu quả gì lại trái với kết quả tư vấn của chuyên gia y tế như nói ở trên khiến HĐXX quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung để làm rõ vấn đề chuyên môn quan trọng này.
Tường đã “dò la” nơi vứt xác trước khi ra tay
Phiên tòa chờ đợi các lời khai của Đào Quang Khánh về quá trình vứt xác nhưng phiên xét xử đã bị dừng nên Khánh chưa có lời khai nào. Tuy nhiên, theo lời khai của Tường, nguyên nhân không đưa xác vào bệnh viện mà lại đem vứt sông như sau:
“Bị cáo đi một mình vào Bệnh viện Bạch Mai nhưng ở đây đông quá, không đưa được vào nên nghĩ tới Bệnh viện Bưu Điện. Bị cáo ngồi ở quán cà phê, chờ người vắng mới đưa xác đi ra được. Lúc đưa chị Huyền ra xe ô tô, người chị Huyền đã cứng, lạnh.
Khi đến Bệnh viện Bưu Điện thì thấy người đông, đi đi lại lại, bị cáo đi lòng vòng và đỗ ngoài đường 5-7 phút để chờ bớt người. Bị cáo sợ đưa xác vào lúc đó người ta hô hoán.
Lúc đó, Khánh lên nói “Giờ đông người, hay là phi tang”. Bị cáo hỏi “phi tang thế nào”. Khánh bảo vứt xuống sông. Bị cáo nói: “ Thế không được”. Lúc đó hoảng loạn, bị cáo không nghĩ được gì nữa, cứ thế lái xe đi”.
Phiên tòa chờ đợi các lời khai của Đào Quang Khánh về quá trình vứt xác nhưng phiên xét xử đã bị dừng nên Khánh chưa có lời khai nào. Tuy nhiên, theo lời khai của Tường, nguyên nhân không đưa xác vào bệnh viện mà lại đem vứt sông như sau:
“Bị cáo đi một mình vào Bệnh viện Bạch Mai nhưng ở đây đông quá, không đưa được vào nên nghĩ tới Bệnh viện Bưu Điện. Bị cáo ngồi ở quán cà phê, chờ người vắng mới đưa xác đi ra được. Lúc đưa chị Huyền ra xe ô tô, người chị Huyền đã cứng, lạnh.
Khi đến Bệnh viện Bưu Điện thì thấy người đông, đi đi lại lại, bị cáo đi lòng vòng và đỗ ngoài đường 5-7 phút để chờ bớt người. Bị cáo sợ đưa xác vào lúc đó người ta hô hoán.
Lúc đó, Khánh lên nói “Giờ đông người, hay là phi tang”. Bị cáo hỏi “phi tang thế nào”. Khánh bảo vứt xuống sông. Bị cáo nói: “ Thế không được”. Lúc đó hoảng loạn, bị cáo không nghĩ được gì nữa, cứ thế lái xe đi”.