Sàn giao dịch Surat trở thành biểu tượng mới của thế giới là trung tâm chế tác đá quý hàng đầu. Nơi đây được biết đến là "thủ phủ" chế tác đá quý của Ấn Độ, với khoảng 90% kim cương của thế giới được cắt gọt tại đây. Nó được giới thiệu là “điểm đến lý tưởng” cho hơn 65.000 chuyên gia kim cương, bao gồm thợ cắt, thợ đánh bóng và thương nhân.
Toà nhà 15 tầng Surat Diamond Bourse có 9 toà nhà hình chữ nhật kết nối với nhau thông qua một "cột sống" trung tâm. Diện tích sàn của khu phức hợp này rộng hơn 660.000m2, vượt qua diện tích sàn của Lầu Năm Góc.
|
Phần "cột sống" gắn liền các toà nhà được thiết kế loe ra để hút gió tốt hơn. |
Toà nhà có đủ không gian cho khoảng 4700 văn phòng và 131 thang máy. Quá trình xây dựng dự án này kéo dài hơn 4 năm với chi phí lên đến 388 triệu USD.
|
Các giếng trời của tòa nhà được thiết kế để khuyến khích thông gió tự nhiên qua tòa nhà. |
Dự án Surat Diamond Bourse là một phần của dự án Thành phố Nghiên cứu và Buôn bán Kim cương (DREAM) của chính quyền bang Gujarat. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã khẳng định rằng toà nhà này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế và tạo cơ hội việc làm cho Ấn Độ.
|
Một góc bên trong toà nhà. |
Công ty kiến trúc Morphogenesis đã thiết kế toà nhà này với mục tiêu tạo ra một "sân chơi bình đẳng" cho các doanh nghiệp lớn và nhỏ. Các văn phòng được nối với nhau bằng một hành lang trung tâm dài làm gợi nhớ đến hình ảnh của một nhà ga sân bay. Những người làm việc tại đây có thể trải nghiệm các tiện nghi và cơ sở vật chất hiện đại.
Thiết kế bền vững của công ty này giúp tiết kiệm năng lượng, với việc sử dụng luồng gió tự nhiên và hệ thống "làm mát bằng bức xạ" để giảm nhiệt độ trong nhà.
Dự kiến, toà nhà Surat Diamond Bourse sẽ chào đón cư dân đầu tiên vào tháng 11 năm nay và sẽ chính thức khai trương bởi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Khu phức hợp này được Ấn Độ kỳ vọng sẽ đạt doanh thu hàng năm lên đến 27 tỷ USD.