Sẽ có 2 trường “tên tuổi” khu vực về đào tạo pháp luật

Sáng qua (16/10), tại phiên họp lần thứ 7, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp (CCTP) TƯ đã xem xét, cho ý kiến về Đề án “Xây dựng trường ĐH Luật Hà Nội và trường ĐH Luật TP.HCM thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ (CB) về pháp luật”.

Sáng qua (16/10), tại phiên họp lần thứ 7, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp (CCTP) TƯ đã xem xét, cho ý kiến về Đề án “Xây dựng trường ĐH Luật Hà Nội và trường ĐH Luật TP.HCM thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ (CB) về pháp luật”.

Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang chủ trì Phiên họp

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết, Đề án đưa ra 5 nhóm nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu là mở rộng qui mô và nâng cao chất lượng đào tạo, tăng cường hiệu quả công tác nghiên cứu khoa học pháp lý, phát triển đội ngũ giảng viên, đầu tư phát triển cơ sở vật chất; tăng cường hợp tác trao đổi với các cơ sở đào tạo luật uy tín trên thế giới và giữa 2 trường để chia sẻ giảng viên, tài liệu, sinh viên, hoạt động nghiên cứu khoa học...

Đồng thời, Ban Cán sự Bộ Tư pháp cũng kiến nghị bổ sung tín dụng ưu đãi của Nhà nước, đầu tư kinh phí xây dựng hai trường (ưu tiên các dự án xây dựng cơ sở vật chất), cho phép hai trường được qui định mức học phí phù hợp cho từng ngành học, được xã hội hóa một số ngành có nhiều người học, bố trí trụ sở để các trường phát triển phù hợp qui hoạch của địa phương,…

Nhất trí với sự cần thiết xây dựng hai trường Đại học thành các trường trọng điểm đào tạo CB về pháp luật để làm tốt vai trò cung cấp nguồn nhân lực pháp luật cho các cơ quan, tổ chức của Đảng, nhà nước, quan trọng là các cơ quan tư pháp, bổ trợ tư pháp, đáp ứng yêu cầu CCTP, hội nhập quốc tế và xây dựng NNPQ XHCN, các thành viên BCĐ đề nghị đề án cần có các giải pháp đột phá, đề cập sâu đến vai trò quản lý nhà nước của Bộ chủ quản và sự phối hợp của các cơ quan liên quan trong đào tạo CB về pháp luật… theo yêu cầu của CCTP và chiến lược phát triển nguồn nhân lực quốc gia đến năm 2020. Đồng thời, hai trường phải tự “đổi mới”, chú trọng phát triển “chiều sâu” để tự nâng tầm là các trường trọng điểm…

Trưởng Ban chỉ đạo, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh, trước nhu cầu về đào tạo CB pháp luật, 2 trường cần tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là đáp ứng khả năng tranh tụng quốc tế và am hiểu pháp luật có yếu tố nước ngoài. Trước mắt cần chú ý xây dựng đội ngũ giảng viên, giáo trình cập nhật thực tiễn, đủ cung cấp kiến thức pháp lý, xã hội cho sinh viên…

Phấn đấu xây dựng 2 trường “có tên tuổi” ở khu vực Đông Nam Á về đào tạo pháp luật... Để tính đến “đầu vào” và “đầu ra” của SV đối với khối cơ quan tư pháp, cần bổ sung thêm chế độ “cử tuyển”, sinh viên phải cam kết ra trường đáp ứng yêu cầu, ngành TA và VKS phải có cơ chế thu hút để sinh viên luật tốt nghiệp vào ngành để giải quyết khó khăn về nguồn nhân lực hiện nay.

Ban chỉ đạo CCTP TƯ cũng đã cho ý kiến vào dự thảo Báo cáo Bộ Chính trị về việc phân công nhiệm vụ đào tạo nghề cho CB có chức danh tư pháp (CDTP) và công tác đào tạo, tuyển dụng CB pháp luật của ngành TAND, VKSND.

Trước đây, tại Phiên họp thứ 4, đa số thành viên BCĐ CCTP TƯ đề nghị Học viện Tư pháp tiếp tục đào tạo nghề nghiệp chung cho 3 chức danh thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư và đào tạo nghề nghiệp cho các CDTP, bổ trợ tư pháp thuộc Bộ Tư pháp, bồi dưỡng định kỳ, thường xuyên, nâng cao trình độ cho CB của ngành tư pháp. Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng các chức danh còn lại của ngành TA và KSND bồi dưỡng định kỳ, thường xuyên, nâng cao trình độ cho CB toàn ngành.

BCĐ cũng đề nghị tiếp tục xây dựng 2 trường là ĐH Luật Hà Nội và TP.HCM, không giao nhiệm vụ đào tạo cử nhân luật chuyên ngành cho TA, VKS; đổi Học viện Tư pháp thành Học viện Tư pháp Quốc gia (do Bộ Tư pháp quản lý) có nhiệm vụ đào tạo chung 3 chức danh, thành lập Hội đồng chỉ đạo Học viện Tư pháp Quốc gia để tăng cường trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan trong việc đào tạo  chung… trên cơ sở đánh giá thực trạng đào tạo cũng như nhu cầu về CB pháp luật của các ngành tư pháp, cho yêu cầu CCTP và xây dựng NNPQ XHCN để có sự phân công hợp lý.

Tuy nhiên, do ngành TA và VKS vẫn có ý kiến chưa thống nhất nên kết luận này chưa được thực hiện đầy đủ. Vì thế, BCĐ CCTP TƯ quyết định trình Bộ Chính trị cho ý kiến về việc phân công nhiệm vụ đào tạo nghề cho CB có CDTP và công tác đào tạo, tuyển dụng CB pháp luật của ngành TAND, VKSND.

Hương Giang

Đọc thêm