Số ca COVID-19 mới ngày 8/5 thấp nhất trong 300 ngày qua

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bộ Y tế cho biết ngày 8/5 có 2.269 ca mắc mới COVID-19 tại 51 tỉnh, thành, giảm hơn 1.000 F0 so với hôm qua. Đây là số ca mắc mới thấp nhất kể từ khoảng 10/7/2021.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tính từ 16h ngày 07/5 đến 16h ngày 08/5, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 2.269 ca nhiễm mới, trong đó 1 ca nhập cảnh và 2.268 ca ghi nhận trong nước (giảm 1.077 ca so với ngày trước đó) tại 51 tỉnh, thành phố (có 1.529 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (338), Nghệ An (140), Tuyên Quang (135), Phú Thọ (129), Quảng Ninh (120), Yên Bái (101), Quảng Bình (97), Bắc Ninh (92), Bắc Giang (82), Vĩnh Phúc (78), Lào Cai (69), Thái Bình (65), Bắc Kạn (61), Gia Lai (55), Thái Nguyên (50), Lâm Đồng (41), Hà Nam (40), Ninh Bình (37), Nam Định (35), Lạng Sơn (33), Hải Phòng (30), TP. Hồ Chí Minh (30), Hà Tĩnh (30), Hải Dương (29), Bình Phước (28), Sơn La (27), Hưng Yên (27), Hà Giang (26), Hòa Bình (25), Thanh Hóa (21), Cao Bằng (19), Đắk Nông (19), Lai Châu (17), Quảng Trị (16), Bà Rịa - Vũng Tàu (15), Bình Định (13), Tây Ninh (12), Quảng Nam (10), Bình Dương (10), Đà Nẵng (10), Vĩnh Long (9), Điện Biên (9), Phú Yên (8 ), Khánh Hòa (6), Đồng Tháp (6), Cà Mau (6), Bình Thuận (5), Đồng Nai (2), Bến Tre (2), Kiên Giang (2), Hậu Giang (1).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Hà Nội (-292), Vĩnh Phúc (-144), Bắc Ninh (-61).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Đắk Nông (+11), Bà Rịa - Vũng Tàu (+10), Phú Yên (+8).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 3.237 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.676.184 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 107.897 ca nhiễm).

Từ đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.668.433 ca, trong đó có 9.317.774 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.591.431), TP. Hồ Chí Minh (608.729), Nghệ An (482.633), Bắc Giang (385.799), Bình Dương (383.517).

Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 2.066 ca. Tổng số ca được điều trị khỏi: 9.320.591 ca.

Số bệnh nhân đang thở ô xy là 473 ca, trong đó, thở ô xy qua mặt nạ: 381 ca, thở ô xy dòng cao HFNC: 49 ca, thở máy không xâm lấn: 9 ca, thở máy xâm lấn: 32 ca, ECMO: 2 ca.

Từ 17h30 ngày 07/5 đến 17h30 ngày 08/5 ghi nhận 1 ca tử vong tại: Tây Ninh (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 2 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.056 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 39.501.731 mẫu tương đương 85.805.439 lượt người, tăng 182 mẫu so với ngày trước đó.

Trong ngày 07/5 có 149.311 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 215.688.790 liều, trong đó:

Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 196.483.237 liều: Mũi 1 là 71.452.664 liều; Mũi 2 là 68.658.415 liều; Mũi 3 là 1.505.954 liều; Mũi bổ sung là 15.241.704 liều; Mũi nhắc lại là 39.624.500 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.385.055 liều: Mũi 1 là 8.911.337 liều; Mũi 2 là 8.473.718 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 1.820.498 liều (mũi 1).

Hoạt động của ngành y tế

Bộ Y tế có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố; Các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ và Y tế các bộ, ngành về việc kê đơn thuốc kháng virus COVID-19.

Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra giám sát, đề nghị các đơn vị theo dõi chặt chẽ, tổng hợp tình hình, phân tích dịch tễ bệnh viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân trên thế giới; phối hợp với địa phương phân tích các trường hợp nghi ngờ viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân và báo cáo ngay những trường hợp bất thường, đồng thời đánh giá nguy cơ, đề xuất các biện pháp phòng chống tại Việt Nam.

Tiếp tục chủ động bám sát diễn biến tình hình dịch, sự xuất hiện của các biến chủng mới; thường xuyên trao đổi với Tổ chức Y tế thế giới để cập nhật thông tin, kịp thời, chính xác về các biến chủng.

Đọc thêm