Tại buổi tập huấn, giảng viên trường Đại học Luật Hà Nội đã truyền đạt một số nội dung quan trọng trong “hòa giải ở cơ sở có nhạy cảm giới” như: nhận diện một số vấn đề giới còn tồn tại trong công tác hòa giải ở cơ sở tại Việt Nam; tầm quan trọng của nhạy cảm giới trong quá trình hòa giải ở cơ sở; một số kỹ năng giao tiếp, thu nhập và phân tích thông tin; phương pháp, kỹ năng hòa giải các vụ, việc có nhạy cảm, mâu thuẫn để giúp đỡ đôi bên hòa thuận, thương lượng…
|
Các hòa giải viên tham gia buổi tập huấn do Sở Tư pháp tỉnh Đắk Nông phối hợp với Vụ Phổ biến, Giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) tổ chức |
Ngoài ra, các học viên được ban tổ chức đưa ra một số tình huống giả định tại buổi tập huấn về các mâu thuẫn trong gia đình, xã hội có nhạy cảm bình đẳng giới để các hòa giải viên thực hành hòa giải. Việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở có kiến thức về giới và phương pháp hòa giải có nhạy cảm giới nhằm tăng tỷ lệ hòa giải thành công, góp phần nâng cao hiệu quả hòa giải ở cơ sở.