Supe Lâm Thao đồng hành cùng người nông dân vượt qua dịch COVID-19

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Dùng công nghệ để tư vấn cho người nông dân, tiếp tục thực hiện các chương trình phân bón chậm trả và cố gắng không tăng giá sản phẩm… đây là những nỗ lực của Công ty CP Supe Phốt phát & Hóa chất Lâm Thao nhằm giúp người nông dân vượt qua khó khăn trong đại dịch.
Việc triển khai thực hiện chương trình cung ứng phân bón trả chậm của Công ty có ý nghĩa thiết thực cho người dân trong sản xuất nông nghiệp.
Việc triển khai thực hiện chương trình cung ứng phân bón trả chậm của Công ty có ý nghĩa thiết thực cho người dân trong sản xuất nông nghiệp.

Từ khi xuất hiện đợt dịch COVID-19 lần thứ tư, tại phòng kinh doanh của công ty Công ty CP Supe Phốt phát & Hóa chất Lâm Thao liên tục nhận những cuộc gọi của bà con trên khắp mọi miền đất nước, nhờ tư vấn kỹ thuật chăm bón, giá cả đến cách phân biệt hàng thật, hàng nhái, các loại phân bón mới ra thị trường.

Theo anh Phạm Đức Thành - Phó Phòng kinh doanh Công ty Lâm Thao, mỗi năm công ty tổ chức hàng ngàn cuộc hội nghị hướng dẫn cách sử dụng phân bón. Tuy nhiên, từ khi xuất hiện làn sóng COVID-19 thứ tư, hoạt động này đã bị đóng băng. Khó khăn là tình hình chung của cả xã hội nhưng đơn vị vẫn phải thích ứng dần với việc phòng, chống dịch dài lâu trên nguyên tắc cố gắng không tăng giá sản phẩm và hỗ trợ nông dân về kỹ thuật mọi lúc bằng các hình thức công nghệ.

Nhờ sự tư vấn kịp thời từ phía công ty, bà con nông dân đã thực hiện đúng kỹ thuật trong sử dụng phân bón cũng như chăm sóc cây trồng.

Nhờ sự tư vấn kịp thời từ phía công ty, bà con nông dân đã thực hiện đúng kỹ thuật trong sử dụng phân bón cũng như chăm sóc cây trồng.

Nhờ sự tư vấn kịp thời từ phía Công ty, bà con nông dân đã thực hiện đúng kỹ thuật trong sử dụng phân bón cũng như chăm sóc cây trồng. Qua đó, làm tăng năng suất, chất lượng nông sản.

Bên cạnh đó, Supe Lâm Thao vẫn tiếp tục chương trình cung ứng phân bón trậm trả cho bà con nông dân. Trong đó, nhằm hỗ trợ nông dân được mua phân bón chất lượng để kịp thời phục vụ sản xuất nông nghiệp, 6 tháng đầu năm 2021, Công ty CP Supe PP&HC Lâm Thao phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Phú Thọ cung ứng 3.590 tấn phân bón các loại cho nông dân trong tỉnh theo hình thức trả chậm.

Trong bối cảnh hiện nay, nhiều mặt hàng nông sản rớt giá, khó khăn về đầu ra vì ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, giá vật tư nông nghiệp lại tăng khiến nông dân gặp khó khăn trong sản xuất, đặc biệt là những hộ dân có hoàn cảnh về kinh tế, việc triển khai thực hiện chương trình cung ứng phân bón trả chậm của Công ty có ý nghĩa thiết thực cho người dân trong sản xuất nông nghiệp.

Nhiều hộ nông dân cho biết, họ đã bớt đi gánh nặng về tiền vật tư, phân bón mỗi khi bước vào mùa vụ nhờ được sử dụng nguồn phân bón trả chậm. Ông Nguyễn Khánh Diên ở xã Ngọc Đồng, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ chia sẻ: Gia đình ông có diện tích trồng chè lớn, được sử dụng nguồn phân bón trả chậm của Công ty CP Supe PP&HC Lâm Thao đã giúp gia đình bớt đi một khoản chi phí ban đầu. Thay vì phải trả ngay, giờ đây được sử dụng nguồn phân bón đảm bảo chất lượng lại được hỗ trợ 6 tháng.

Nhờ vậy, gia đình ông luôn yên tâm sản xuất, không phải đôn đáo đi vay tiền mua phân bón như trước nữa. Không chỉ gia đình ông Diên, mà đông đảo người dân trong huyện Yên Lập được hưởng lợi từ chương trình hỗ trợ mua phân bón theo hình thức trả chậm này.

Không chỉ vậy, trong bối cảnh thị trường phân bón vừa qua liên tục tăng giá, Công ty CP Supe PP&HC Lâm Thao vẫn cố gắng giữ nguyên tắc cố gắng không tăng giá sản phẩm. Ông Vũ Xuân Hồng - Phó Tổng Giám đốc Công ty cho biết: “chưa bao giờ chúng tôi phải tính toán kỹ như hiện nay, tìm các giải pháp trong công tác quản trị từ quản trị mua hàng, sản xuất, bán hàng (mua trực tiếp của nhà sản xuất, lô lớn; quản trị chi phí sản xuất…để có giá bán sản phẩm tốt nhất”.

Có thể nói, Supe Lâm Thao với trách nhiệm và tâm huyết của nhà sản xuất 59 năm truyền thống đã thực hiện rất nhiều giải pháp để hỗ trợ nông dân trong giai đoạn khó khăn hiện nay. Ông Vũ Xuân Hồng cho biết thêm: “Chúng tôi cần sự phát triển bền vững, ổn định chứ không cần lợi nhuận trước mắt, nhất là khi giá nông sản đang thấp như hiện nay, giá phân bón tăng cao thì người nông dân sẽ khó lòng tái đầu tư được”./.

Đọc thêm