Suy tim - Hậu quả chung của các bệnh tim mạch

0:00 / 0:00
0:00
Theo thống kê tại Mỹ, mỗi năm có khoảng 670.000 người được chẩn đoán mắc suy tim; đây cũng là nguyên nhân gây nhập viện hàng đầu ở người bệnh trên 65 tuổi. Hãy cùng tìm hiểu cách trị suy tim để ngăn ngừa biến chứng hiệu quả ngay tại đây.

Suy tim là gì?

Suy tim là tình trạng tim hoạt động kém hiệu quả, kết quả là tim không thể bơm máu đáp ứng đủ nhu cầu oxy, chất dinh dưỡng cho cơ thể và hút máu trở về đầy đủ, gây ứ dịch tại các cơ quan.

Hầu hết các bệnh lý tim mạch nếu không được điều trị tốt đều có thể dẫn đến suy tim

Hầu hết các bệnh lý tim mạch nếu không được điều trị tốt đều có thể dẫn đến suy tim

Triệu chứng của suy tim

Triệu chứng của suy tim có thể phát triển nhanh chóng (suy tim cấp tính) hoặc âm thầm trong vài tuần hoặc vài tháng (suy tim mãn tính). Một số triệu chứng suy tim thường gặp là:

- Khó thở, mức độ tăng lên khi hoạt động hoặc nằm xuống

- Mệt mỏi, giảm khả năng vận động

- Sưng phù ở chân, mắt cá chân và bàn chân

- Nhịp tim nhanh hoặc không đều

- Khó thở, thở khò khè

- Ho dai dẳng, có thể ho khan hoặc ho có đờm nhầy lẫn máu

- Sưng vùng bụng (cổ trướng)

- Tăng cân rất nhanh do tích tụ chất lỏng

- Buồn nôn, nôn mửa, chán ăn

- Khó tập trung, ghi nhớ, giảm sự tỉnh táo

- Đau ngực

- Tiểu nhiều về đêm

Nguyên nhân gây suy tim

Bất kỳ bệnh lý nào gây tổn thương hoặc làm suy yếu cơ tim cũng đều có thể gây ra suy tim. Các nguyên nhân thường gặp là:

- Bệnh động mạch vành (nguyên nhân gây suy tim phổ biến nhất)

- Nhồi máu cơ tim

- Bệnh cơ tim

- Bệnh van tim

- Bệnh tim bẩm sinh

- Huyết áp cao

- Rối loạn nhịp tim

- Bệnh tiểu đường

- Bệnh thận

- Béo phì

- Sử dụng thuốc lá và các chất kích thích

- Tác dụng phụ của một số loại thuốc dùng trong điều trị ung thư (hóa trị liệu)

Biến chứng của suy tim

Suy tim không chỉ gây hạn chế các hoạt động thể lực mà còn gây ra một số biến chứng như:

- Tổn thương thận, suy thận: Suy tim làm giảm lưu lượng máu đến thận, nếu không được điều trị sẽ dẫn tới suy thận. Tổn thương thận do suy tim có thể phải điều trị bằng lọc máu.

- Phù phổi cấp: là tình trạng suy hô hấp cấp tính do máu bị ứ tại phổi.

- Các vấn đề về van tim: Các buồng tim căng giãn do suy tim sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các van trong tim, gây hẹp hoặc hở van tim.

- Các vấn đề về nhịp tim: Rối loạn nhịp tim nghiêm trọng có thể dẫn tới ngưng tim đột ngột.

- Tổn thương gan: Suy tim gây ứ máu và làm tăng áp lực lên gan, gây tổn thương gan và suy giảm hoạt động của gan.

Người bệnh suy tim có thể bị đột tử do rối loạn nhịp tim nghiêm trọng

Người bệnh suy tim có thể bị đột tử do rối loạn nhịp tim nghiêm trọng

Các phương pháp điều trị suy tim

Sử dụng thuốc điều trị suy tim

Thuốc được sử dụng để cải thiện khả năng bơm máu của tim, loại bỏ dịch dư thừa nhằm làm giảm triệu chứng và ngăn chặn sự tiến triển của suy tim. Một số loại thuốc thường được chỉ định là:

- Thuốc giãn mạch, hạ áp như nhóm ức chế men chuyển, chẹn thụ thể angiotensin II, chẹn kênh canxi, nhóm nitrat… giúp giảm bớt áp lực cho tim.

- Thuốc lợi tiểu giúp loại bỏ dịch dư thừa ra khỏi cơ thể; giảm nhẹ các triệu chứng khó thở, phù, tăng cân… do ứ nước.

- Thuốc trợ tim như digoxin giúp tim bơm máu hiệu quả hơn.

- Thuốc chống loạn nhịp tim như nhóm chẹn beta (atenolol, bisoprolol, propranolol).

- Thuốc an thần: giúp giảm bớt lo âu, căng thẳng cho người bệnh.

- Thuốc chống đông máu: giúp phòng ngừa biến chứng tắc mạch do cục máu đông như nhồi máu cơ tim, đột quỵ…

Phẫu thuật

Nếu dùng thuốc không còn hiệu quả, bác sĩ sẽ cân nhắc tiến hành các thủ thuật xâm lấn như đặt stent, bắc cầu động mạch vành, thay van tim, sửa van tim, đặt máy khử rung tim…

Cấy ghép tim được thực hiện trong giai đoạn cuối của suy tim khi tất cả các phương pháp điều trị đều thất bại. Bác sĩ sẽ loại bỏ toàn bộ hoặc một phần trái tim và thay thế bằng trái tim nhân tạo hoặc tim từ người hiến tặng.

Điều chỉnh lối sống

- Giữ cân nặng ở mức lý tưởng: giảm cân nếu bị thừa cân, béo phì bằng cách luyện tập thể dục và thực hiện chế độ ăn kiêng hợp lý.

- Ăn uống khoa học: Tăng cường bổ sung những thực phẩm tốt cho tim mạch như rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên cám, các loại thịt trắng (hải sản, cá tươi, thịt gia cầm đã lọc bỏ da)…

- Cắt giảm muối, đường và thực phẩm chứa nhiều chất béo có hại (thịt đỏ, mỡ, nội tạng, lòng đỏ trứng, thực phẩm chế biến sẵn).

- Tập thể dục thường xuyên: Lựa chọn bài tập phù hợp với sở thích, thể trạng và duy trì luyện tập từ 15 - 30 phút mỗi ngày, không nên gắng sức.

- Giảm căng thẳng: Giải tỏa tâm lý lo âu, căng thẳng bằng các hoạt động giải trí như nghe nhạc, xem phim, đi dạo, trò chuyện cùng người thân…

- Bỏ hút thuốc lá, hạn chế uống nhiều bia rượu và tuyệt đối không sử dụng thuốc kích thích.

Hỗ trợ điều trị suy tim bằng sản phẩm thảo dược tự nhiên

Để tăng cường hiệu quả kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa suy tim trở nặng, các chuyên gia Tim mạch khuyến cáo người bệnh nên sử dụng thuốc kết hợp cùng sản phẩm hỗ trợ phù hợp; đặc biệt ưu tiên sản phẩm chứa các thảo dược có tác dụng giãn mạch, hoạt huyết, chống đông máu như Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Hoàng bá, Sơn tra, Mạch Môn…

Khảo sát thực tế về tác dụng của sản phẩm chứa những thảo dược này do Báo Khoa học & Đời sống và Tạp chí Sức khỏe & Môi trường thực hiện cũng cho thấy, 97.05% người bệnh đánh giá hài lòng khi các triệu chứng đau ngực, khó thở, mệt mỏi, hồi hộp đã thuyên giảm hẳn; các chỉ số huyết áp, mỡ máu, nhịp tim cũng trở về mức bình thường.

Bạn có thể lắng nghe ý kiến đánh giá từ chuyên gia và trải nghiệm từ người bệnh tim mạch trong buổi công bố kết quả khảo sát TẠI ĐÂY.

Suy tim là tình trạng nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến chất lượng sống và tuổi thọ của người bệnh. Việc bổ sung sản phẩm hỗ trợ phù hợp bên cạnh thuốc điều trị chính sẽ làm tăng cơ hội phục hồi, kéo dài tuổi thọ và giảm thiểu nguy cơ biến chứng lâu dài.

Thông tin tham khảo: Sản phẩm thảo dược chứa Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Hoàng bá, Đan sâm... phòng ngừa và hỗ trợ điều trị suy tim.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Tâm Thống

Thành phần: Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Hoàng bá, Đan sâm, Sơn tra, Mạch môn, Cao Natto, L–carnitine fumarate, Alpha lipoic acid.

Công dụng:

– Hỗ trợ hạ lipid máu, hỗ trợ tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ làm giảm triệu chứng đau thắt ngực.

– Hỗ trợ giảm nguy cơ hình thành huyết khối, xơ vữa động mạch.

– Hỗ trợ giảm nguy cơ khó thở, loạn nhịp, tai biến mạch máu, suy tim ở người hẹp, hở van tim có nguyên nhân từ lipid máu tăng cao.

Đối tượng sử dụng:

– Người bị nghẽn mạch vành do huyết khối hoặc xơ vữa động mạch gây thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim.

– Người bị hẹp/hở van tim có triệu chứng khó thở, loạn nhịp, đau thắt ngực.

– Người bị mỡ máu cao.

Cách dùng:

– Ngày dùng 4 viên, chia 2 lần trước bữa ăn 30phút hoặc sau ăn 1giờ.

– Nên dùng 1 đợt liên tục từ 3 – 6 tháng để có kết quả tốt nhất.

Để tiết kiệm chi phí cho người sử dụng, nhãn hàng Vương Tâm Thống đang có chương trình đặc biệt:

Tiếp thị và phân phối bởi: Công ty Cổ phần Trung Mỹ

ĐC: ​Tòa C2, D'capitale. Số 119, Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

ĐT: 024.3775.9051- 0972.032.029

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đọc thêm