Trẻ tăng động giảm chú ý và hiếu động: Làm sao để nhận biết đúng đắn?

0:00 / 0:00
0:00
Là cha mẹ ai cũng mong con mình thông minh, nhanh nhẹn hoạt bát , tuy nhiên nếu bé hoạt động quá nhiều, nghịch ngợm luôn chân tay thì lại là một vấn đề đáng lo ngại. Thực tế , nhiều cha mẹ vẫn rất băn khoăn chưa thể phân biệt trẻ tăng động giảm chú ý và trẻ hiếu động đơn thuần, khiến việc điều trị bị chậm trễ và khó khăn hơn.

Lý do khiến cha mẹ nhầm lẫn trẻ tăng động giảm chú ý và hiếu động

Trẻ nhỏ thì luôn tò mò, ham thích khám phá thế giới xung quanh nên ngay từ khi mới chập chững biết đi đã có xu hướng hoạt động nhiều hơn bình thường, nghịch ngợm, chạy nhảy, đặc biệt là các bé trai. Cũng vì vậy mà nhiều cha mẹ thường thấy rất tự hào và lầm tưởng là con thông minh, nhanh nhẹn hơn các bạn mà không biết rằng hiếu động thái quá đôi khi cũng là biểu hiện sớm của các rối loạn về hành vi và tâm lý.

Theo thống kê thì cứ 100 trẻ thì có từ 3 – 5 trẻ được phát hiện chứng bệnh tăng động giảm chú ý với nhiều biểu hiện đa dạng. Không những vậy, tỷ lệ này đang ngày càng gia tăng do lối sống hiện đại hóa khiến trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt hoặc xem thiết bị điện tử quá thường xuyên.

Khác với hiếu động đơn thuần, rối loạn tăng động giảm chú ý thường đặc trưng với biểu hiện bốc đồng, hiếu động thái quá, giảm tập trung chú ý, khó ngủ, rối loạn cảm xúc,...

Nhầm lẫn giữa trẻ tăng động giảm chú ý và hiếu động khiến việc điều trị chậm trễ

Nhầm lẫn giữa trẻ tăng động giảm chú ý và hiếu động khiến việc điều trị chậm trễ

Cách phân biệt trẻ tăng động giảm chú ý và hiếu động

Thực tế, rất khó để phân biệt giữa trẻ tăng động giảm chú ý và hiếu động vì các biểu hiện khá giống nhau. Tuy nhiên nếu dành thời gian quan sát con, cha mẹ sẽ nhận thấy những biểu hiện khác biệt bao gồm:

Đặc điểm

Trẻ tăng động giảm chú ý

Trẻ hiếu động đơn thuần

Khái quát về bệnh

Là một rối loạn phát triển ở trẻ nhỏ với điểm đặc trưng là trẻ hiếu động quá mức kèm theo sự giảm sự tập trung chú ý làm ảnh hưởng đến học tập và cuộc sống của trẻ

Là đặc điểm tính cách bình thường của trẻ

Độ tuổi thường gặp

Phổ biến từ 3 – 11 tuổi và có thể kéo dài đến khi trưởng thành

Thường gặp ở giai đoạn từ 2 -5 tuổi khi trẻ mới biết đi và tò mò về thế giới xung quanh

Mức độ hoạt động

Trẻ hoạt động, nghịch ngợm luôn chân tay, ở mọi lúc mọi nơi và không nhận biết được hành động của mình có nguy hiểm hay không

Trẻ chỉ nghịch ở môi trường quen thuộc hoặc có người thân đi cùng và sẽ dè dặt khi đến nơi lạ hoặc tiếp xúc với người lạ

Khả năng tập trung

- Trẻ không thể tập trung hoặc chú ý vào một nhiệm vụ cụ thể

- Trẻ thường nhanh chán, bỏ cuộc giữa chừng và khó để hoàn thành những nhiệm vụ tập thể

Trẻ có thể tập trung ngồi học, đọc sách, chơi ngay cả khi chỉ có một mình

Khả năng tiếp thu và tư duy

Trẻ khó tiếp thu lời dạy để thực hiện theo chỉ dẫn và thường chỉ thích làm theo ý mình

Trẻ ngoan ngoãn, biết nghe lời và tiếp thu chỉ dẫn

Kỹ năng giao tiếp

Trẻ nói nhiều, nói những câu vô nghĩa, nói trước quên sau, hay chen ngang lời người khác và trả lời trước khi được hỏi tới

Trẻ điềm đạm, hiểu được các quy tắc khi giao tiếp, ít khi cắt lời hoặc chen ngang khi người lớn đang nói

Khả năng kiểm soát cảm xúc

- Trẻ khó kiểm soát cảm xúc, thường hung hăng, dễ cáu giận ăn vạ hoặc tự làm tổn thương bản thân khi không vừa ý

Trẻ tỏ ra rất nóng vội khó chịu khi phải chờ đợi đến lượt

Tính tình hài hòa, biết tự kiểm soát cảm xúc của mình

Khả năng ngôn ngữ

Thường gặp phải một số vấn đề như chậm nói, vốn từ ít, nói ngọng, rối loạn ngôn ngữ,...

Kỹ năng ngôn ngữ bình thường theo đúng độ tuổi

Giấc ngủ

Trẻ thường bị rối loạn giấc ngủ như khó vào giấc, trằn trọc, giật mình, quấy khóc không rõ nguyên nhân

Trẻ ngủ ngon và không bị rối loạn

Đặc điểm phân biệt trẻ tăng động giảm chú ý và hiếu động

Tăng động giảm chú ý ở trẻ có chữa khỏi không?

Theo các chuyên gia Nhi khoa, căn nguyên gây tăng động giảm chú ý là do sự rối loạn dẫn truyền thần kinh trong não bộ dưới sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố như chế độ ăn, môi trường sống, thói quen sinh hoạt, sử dụng thuốc....

Tuy nhiên khác với những bệnh liên quan đến thần kinh như động kinh, tâm thần, tự kỷ,.. thì tăng động giảm chú ý ít nguy hiểm hơn và có khả năng điều trị khỏi nếu được phát hiện và điều trị đúng phương pháp. Khả năng điều trị sẽ phụ thuộc rất nhiều vào thái độ và sự can thiệp, hỗ trợ từ cha mẹ.

Giải pháp can thiệp cho trẻ tăng động giảm chú ý và hiếu động thái quá

Hiếu động đơn thuần không đáng lo ngại còn trẻ tăng động giảm chú ý hoặc hiếu động thái quá gặp nhiều khó khăn trong học tập và sinh hoạt thì cần can thiệp càng sớm càng tốt. Giải pháp ưu tiên hàng đầu chính là kiên trì giáo dục hành vi cho con bằng thái độ nhẹ nhàng để giúp con kiểm soát tốt hành vi, cảm xúc và tăng khả năng tập trung ghi nhớ bằng những phương pháp sau:

- Xây dựng thời gian biểu cụ thể chi tiết cho từng hoạt động và yêu cầu con nghiêm túc thực hiện để rèn luyện tính kỷ luật và trách nhiệm ví dụ như 6h30: thức dậy, 6h45: ăn sáng, 7h: đi học,...

- Khuyến khích và tán dương những hành vi tốt của con: Khi con có hành động tốt hoặc hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc, cha mẹ nên có những phần quà để động viên khuyến khích con phát huy

- Khen thưởng và kỷ luật đúng cách: Kỷ luật khác với trừng phạt nên nếu con có hành vi sai trái, bướng bỉnh cha mẹ nên trò chuyện để con thấy hậu quả và áp dụng kỷ luật như không cho nghe những câu chuyện yêu thích hoặc không xem ti vi,...

- Giữ thái độ nhẹ nhàng, kiên trì với trẻ, cố gắng không đánh mắng hoặc trách phạt quá nghiêm khắc với trẻ

- Trò chuyện với con nhiều hơn để hiểu rõ những mong muốn và khó khăn của con, từ đó hỗ trợ con tốt hơn

- Thường xuyên đọc sách, kể chuyện cho con để giúp con điềm tĩnh, điềm đạm hơn

- Khuyến khích con tham gia các hoạt động tập thể để cải thiện kỹ năng giao tiếp và khả năng hoạt động nhóm

Kiên trì giáo dục hành vi giúp con kiểm soát hành vi và cảm xúc

Kiên trì giáo dục hành vi giúp con kiểm soát hành vi và cảm xúc

Song song với liệu pháp giáo dục hành vi thì việc sử dụng sản phẩm hỗ trợ cho trẻ tăng động giảm chú ý được xem là hướng đi tiềm năng, mang lại nhiều cải thiện tích cực cho trẻ.

Dù vậy vẫn có không ít phụ huynh vẫn lầm tưởng rằng với trẻ tăng động giảm chú ý và hiếu động quá mức chỉ cần bổ sung thuốc bổ não như DHA, omega 3 là sẽ cải thiện được. Tuy nhiên nghiên cứu đã chỉ ra rằng đây chỉ là những dưỡng chất bổ não thông thường, không thể tác động đến căn nguyên gây tăng động nên rất khó để kiểm soát hành vi và những cảm xúc kích động ở trẻ.

Do đó, các chuyên gia Nhi đánh giá rất cao vai trò của những sản phẩm hỗ trợ có chứa các thảo dược như Câu đằng, An tức hương nổi trội với các công dụng gồm:

  • Giúp hỗ trợ dưỡng tâm an thần, ổn định dẫn truyền thần kinh giúp trẻ kiểm soát tốt hành vi, giảm bớt sự nghịch ngợm, hiếu động quá mức
  • Kích thích sản sinh nồng độ GABA nội sinh giúp ổn định hoạt động điện não, giúp trẻ điềm tĩnh, bớt nóng nảy, cáu giận vô cớ

Ngoài ra Câu đằng, An tức hương khi được kết hợp cùng các dưỡng chất như GABA, Taurin, Magie với hàm lượng phù hợp sẽ tạo nên một giải pháp tối ưu giúp cung cấp năng lượng cho não bộ và xoa dịu những kích thích quá mức, nhờ đó trẻ điềm tĩnh, giảm bớt sự nghịch ngợm, hiếu động quá mức, hỗ trợ kiểm soát cảm xúc tốt hơn và tăng cường sự tập trung ghi nhớ.

Một lưu ý ở trẻ nhỏ là nên ưu tiên những sản phẩm dạng bột cốm có mùi vị thơm ngon, tiện dụng khi pha vào nước để trẻ dễ dàng hợp tác.

Hy vọng rằng, bằng tình yêu thương, sự kiên trì và áp dụng đúng phương pháp, cha mẹ sẽ đồng hành cùng con vượt qua rối loạn tăng động giảm chú ý để tự tin học tập và phát huy thế mạnh của bản thân

Thông tin tham khảo: Sản phẩm thảo dược có chứa Câu đằng, An tức hương, GABA giúp hỗ trợ điều trị chứng tăng động giảm chú ý và trẻ hiếu động thái quá.

THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE CỐM EGARUTA:

Thành phần:

An Tức Hương: 105mg

Cao Câu Đằng: 75mg

Taurine: 100mg

Magnesium citrate: 7,5mg

GABA: 25mg

Công dụng:

- Hỗ trợ dưỡng tâm an thần

- Hỗ trợ làm giảm các triệu chứng đau đầu, lo âu, căng thẳng, khó ngủ

- Hỗ trợ giảm nguy cơ tăng động quá mức ở trẻ nhỏ

Đối tượng sử dụng:

- Người căng thẳng thần kinh, lo âu mệt mỏi, mất ngủ

- Trẻ quá hiếu động dẫn đến khó ngủ

Hướng dẫn sử dụng:

- Trẻ dưới 3 tuổi: Ngày 1 gói, chia 2 lần

- Trẻ từ 3 tuổi – 10 tuổi: Ngày 2 gói, chia 2 lần

- Trẻ từ 10 tuổi trở lên và người lớn: Ngày 4 gói, chia 2 lần

- Nên uống trước bữa ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 1h và sử dụng 1 đợt liên tục từ 3 – 6 tháng để có kết quả tốt nhất

- Cách pha: Hòa tan cốm Egaruta vào nước đun sôi để nguội. Pha ½ gói cốm tương đương với 30ml nước, dùng ngay sau khi pha.

Giấy XNNDQC: 3176/2020/XNQC – ATTP

Tiếp thị và phân phối bởi:

Công ty Cổ phần Trung Mỹ

Địa chỉ: Tòa C2, D’Capitale: 119 Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: 0243.775.9051 - 0972.032.029

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đọc thêm