Tái cấu trúc ngân hàng sẽ làm sở hữu chéo phức tạp hơn?

Trong đề án tái cấu trúc hệ thống ngân hàng của Chính phủ có một nội dung “Tái cấu trúc đồng thời phải giảm thiểu và đi tới loại bỏ sở hữu chéo không đúng quy định của pháp luật đối với hệ thống tài chính”, nhưng thực tế hiện trạng các ngân hàng yếu kém phải tái cấu trúc đã có sở hữu chéo rất phức tạp, và việc tái cấu trúc các ngân hàng này có thể sẽ làm sở hữu chéo phức tạp hơn.

Trong đề án tái cấu trúc hệ thống ngân hàng của Chính phủ có một nội dung “Tái cấu trúc đồng thời phải giảm thiểu và đi tới loại bỏ sở hữu chéo không đúng quy định của pháp luật đối với hệ thống tài chính”, nhưng thực tế hiện trạng các ngân hàng yếu kém phải tái cấu trúc đã có sở hữu chéo rất phức tạp, và việc tái cấu trúc các ngân hàng này có thể sẽ làm sở hữu chéo phức tạp hơn.

Tái cấu trúc ngân hàng có làm sở hữu chéo phức tạp hơn?
Tái cấu trúc ngân hàng có làm sở hữu chéo phức tạp hơn?

Tiền của nhà đầu tư mới – lựa chọn dễ dàng nhất

Tính đến nay, 8 trong 9 ngân hàng yếu kém về cơ bản đã được xử lý hoặc có phương án tái cơ cấu. Trong đó, phần lớn các phương án xử lý đến từ việc cho phép một hoặc nhóm nhà đầu tư mới có tiềm lực tài chính tham gia sâu để bơm vốn vào ngân hàng yếu kém. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng việc này vô tình lại gây ra những lo ngại về vấn đề sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng. Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Chương trình giảng dạy Chính sách công của Fulbright Việt Nam, thay vì tái cấu trúc thực sự để giải quyết vấn đề thanh khoản thì dường như cách dễ nhất là tăng cường sở hữu chéo khi để cho một tập đoàn mới vào đầu tư.

Tái cơ cấu TienPhong Bank hay TrustBank... gần đây có sự tham gia của những nhà đầu tư mới như Tập đoàn Doji và Thiên Thanh. Tại thương vụ sáp nhập giữa HDBank và DaiABank, trong số những thành viên mới của ban quản trị DaiA Bank cũng có sự đại diện đến từ Sovico Holding - nhóm cổ đông có liên quan đến tổ chức này đang nắm nhiều cổ phiếu và chức vụ quan trọng tại HDBank. Sovico Holdings cũng là cổ đông sáng lập của Techcombank, VIB và hãng hàng không Vietjet Air.

Chuyên gia kinh tế Đinh Tuấn Minh cho rằng, nhà điều hành có lý do của họ khi lựa chọn hình thức này để tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Theo đó, mục tiêu quan trọng nhất. “giải quyết tình thế”, dù trong ngắn hạn, là phải ngăn ngừa sự đổ vỡ của hệ thống.

Tiện trước mắt, vướng về sau

Việc tham gia của các nhà đầu tư mới trong tái cơ cấu ngân hàng cũng làm nảy sinh một số vấn đề. Trường hợp tích cực, các nhà đầu tư mới có vốn thật, góp được tiền thật, tăng được vốn cho ngân hàng. Do đó, kết quả là NH mới có thể tiếp nhận được vốn mới, có thể khắc phục tình trạng yếu kém.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư cũ vẫn còn đó. Cho nên, trước mắt, có thể tạm chấp nhận kết quả có được do sự tham gia của các nhà đầu tư mới. Nhưng về lâu về dài, nếu như sở hữu chéo vẫn tồn tại trong tương lai, thì  nguy cơ khó khăn lại tái diễn do hệ lụy từ sở hữu chéo mang lại. Như vậy, sau khi có được vốn mới từ các nhà đầu tư mới, thách thức vẫn là có nỗ lực thực hiện lộ trình giảm sở hữu chéo hay không.

Ngay cả các nhà đầu tư mới cũng mang lại một thách thức, đó là tiền đấy có phải tiền thực không hay, hay họ đi vay ở nơi khác để góp vốn đầu tư vào nơi này. Khi đó, quan hệ sở hữu và đi vay vẫn đan xen nhau. Như vậy, vấn đề về sở hữu chéo vẫn là một thách thức lớn trong tái cấu trúc ngân hàng.

“Trên thực tế, để tìm được những nhà đầu tư mới như Doji hay Thiên Thanh, Sovico Holding... cáng đáng các ngân hàng yếu kém không phải nhiệm vụ đơn giản. Đây đều phải là những cái tên có tiềm lực tài chính vững mạnh để đủ lực bơm một lượng tiền sạch vào ngân hàng đang gặp khó khăn. Do đó, cách làm này, dù vô tình gia tăng sở hữu chéo, nhưng vẫn có nhiều ý kiến cho rằng hợp lý và nên làm” – ông Thành cho hay.

“Cơ chế pháp luật cần phải sâu sát với hiện tượng lách quy định hiện nay diễn ra phổ biến. Quy định rõ ràng một tổ chức không được đầu tư vào tổ chức tín dụng khác quá 10%, một thể nhân không quá 5%, nhưng thực tế, có những sở hữu cá nhân chiếm phần vốn tại ngân hàng nhiều hơn 5% và tổ chức lớn hơn 10%. Họ vẫn lách được qua hình thức này hay khác, chẳng hạn thông qua người quen, công ty A, B, C mà họ không đứng tên”

(Ông Vũ Viết Ngoạn – Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia)

Bách Nguyễn

Đọc thêm