Tăng sở hữu của nhà đầu tư ngoại: Các hãng bay Việt được gì ngoài vốn?

(PLO) - Chuyên gia kinh tế hàng không - TS.Lương Hoài Nam khẳng định với PLVN, nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực này không chỉ mang theo tiền mà còn cả kiến thức, kinh nghiệm, quan hệ, mạng lưới, giá trị thương hiệu cho các hãng bay Việt .
Jetstar là hãng hàng không giá rẻ đầu tiên của Việt Nam  có 30% cổ phần của Tập đoàn Qantas (Úc)
Jetstar là hãng hàng không giá rẻ đầu tiên của Việt Nam có 30% cổ phần của Tập đoàn Qantas (Úc)

Quay lại quy định cũ

Theo Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2016/NĐ-CP? nhà đầu tư nước ngoài sẽ được nâng mức chủ sở hữu vốn điều lệ tại các hãng hàng không Việt  từ 30% lên 49%.

Cụ thể, theo dự thảo, với hãng hàng không có vốn đầu tư nước ngoài phải có ít nhất một cá nhân Việt  hoặc một pháp nhân Việt  giữ phần vốn điều lệ lớn nhất. Trường hợp pháp nhân Việt  có vốn đầu tư nước ngoài giữ phần vốn điều lệ lớn nhất thì phần vốn góp nước ngoài chiếm không quá 49% vốn điều lệ của pháp nhân đó.

Về mức vốn tối thiểu để thành lập và duy trì doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển hàng không, dự thảo quy định hãng hàng không khai thác đến 10 máy bay có mức vốn 700 tỷ đồng. Hiện tại, quy định hãng khai thác đến 10 máy bay có khai thác vận chuyển quốc tế có vốn tối thiểu 700 tỷ đồng, còn hãng chỉ khai thác vận chuyển nội địa cần tối thiểu 300 tỷ đồng.

Theo quy định hiện hành, hãng hàng không khai thác từ 11 đến 30 máy bay có khai thác vận chuyển quốc tế phải có vốn tối thiểu 1.000 tỷ đồng, chỉ khai thác vận chuyển nội địa có vốn tối thiếu 600 tỷ đồng. Tuy nhiên, Dự thảo mới quy định chung hãng hàng không khai thác từ 11 đến 30 máy bay cần 1.000 tỷ đồng vốn tối thiểu, còn hãng hàng không khai thác trên 30 máy bay phải có vốn tối thiểu 1.300 tỷ đồng.

Trao đổi với PLVN về việc thay đổi tỷ lệ nắm vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài tại các hãng hàng không trong nước, TS kinh tế hàng không Lương Hoài Nam cho biết, Luật Hàng không trước đây đã cho phép nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ tối đa 49% cổ phần tại các hãng hàng không Việt Nam. Tuy nhiên, sau đó, Luật Hàng không mới lại điều chỉnh xuống 30%. Các nước khu vực xung quanh Việt Nam , từ lâu đã cho nhà đầu tư ngoại nắm giữ tối đa 49%.

Theo ông Nam, việc cho phép nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ đến 49% vốn điều lệ có ý nghĩa quan trọng, giúp lĩnh vực hàng không Việt Nam hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư thế giới.

Sau Qantas, ANA Holdings  là ai? 

TS Lương Hoài Nam  phân tích, tâm lý của nhà đầu tư nước ngoài là đầu tư vào thì không chỉ mang tiền mà còn đem đến kiến thức, kinh nghiệm, quan hệ, mạng lưới, giá trị thương hiệu. Tức là mang đến những giá trị vô hình, ngoài đồng tiền. “Do đó, khi đầu tư, họ mong muốn được tham gia ở mức tối đa để phát huy hết các giá trị của họ, cũng từ đó để sinh lời”, lời ông Nam.

Theo vị TS kinh tế hàng không này, việc sửa đổi này dù là quay trở lại luật cũ, nhưng trong bối cảnh mới, thị trường hàng không đã khác trước thì vẫn rất đáng hoan nghênh, cần thiết. Khi nhà đầu tư ngoại đầu tư mạnh hơn đến lĩnh vực hàng không của Việt Nam thì người tiêu dùng, khách hàng của các hãng bay cũng là những người được hưởng lợi, bởi nhà đầu tư nước ngoài sẽ mang đến Việt Nam những dịch vụ mà DN Việt Nam còn thiếu, chưa được phát triển. Từ đó, theo ông, tính cạnh tranh thị trường hàng không sẽ cao hơn, cuối cùng người sử dụng dịch vụ sẽ được hưởng lợi.

Đang có một số nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào hàng không Việt , đó là Jetstar Pacific (30% từ Qantas - Úc) và Vietnam Airlines. Trước đây, nhà đầu tư Úc từng muốn tăng từ 30% lên đến 49%, nhưng theo quan điểm về quản lý hồi đó chưa ủng hộ  việc này. Tiếp đó, ANA Holdings – tập đoàn hàng không lớn nhất Nhật Bản đã nắm giữ hơn 8% cổ phần của Vietnam Airlines. Gần đây, một nhà đầu tư nước ngoài khác có ý định đầu tư vào Hãng hàng không Hải Âu

 “Chắc chắn việc tăng từ 30% lên 49% sẽ làm thị trường hàng không Việt  sôi động hơn, với sự vào cuộc của nhiều nhà đầu tư ngoại. Luật sửa như vậy sẽ tốt cho ngành hàng không và người tiêu dùng”, ông  nói.

Trong khi trả lời PLVN, ông Võ Huy Cường - Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam cho hay, hiện tại việc sửa đổi Nghị định 92 theo hướng cắt giảm các điều kiện kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục hành chính, đang trong giai đoạn dự thảo nên lãnh đạo Cục chưa thể bình luận. 

Những giá trị vô hình ngoài tiền

“TS Lương Hoài Nam  (ảnh bên) phân tích, tâm lý của nhà đầu tư nước ngoài là đầu tư vào thì không chỉ mang tiền mà còn đem đến kiến thức, kinh nghiệm, quan hệ, mạng lưới, giá trị thương hiệu. Tức là mang đến những giá trị vô hình, ngoài đồng tiền. “Do đó, khi đầu tư, họ mong muốn được tham gia ở mức tối đa để phát huy hết các giá trị của họ, cũng từ đó để sinh lời”, lời ông Nam”

Đọc thêm