Tánh Linh (Bình Thuận) thực hiện tốt chính sách nhà ở và bảo đảm an sinh xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tỉnh Bình Thuận có 34 dân tộc thiểu số, với 101.733 khẩu/24.187 hộ; chiếm 8% dân số của tỉnh. Đồng bào dân tộc thiểu số cư trú rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh với hình thức cư trú phổ biến là sống xen kẽ; trong đó, các dân tộc Raglai, Cơ Ho, Chơ Ro sinh sống tập trung ở 11 xã (Phan Dũng thuộc huyện Tuy Phong; Phan Lâm, Phan Sơn, Phan Điền, Phan Tiến thuộc huyện Hàm Thuận Bắc; La Dạ, Đông Giang, Đông Tiến thuộc huyện Hàm Thuận Bắc; Mỹ Thạnh, Hàm Cần thuộc huyện Hàm Thuận Nam; La Ngâu thuộc huyện Tánh Linh) .
Trụ sở UBND huyện Tánh Linh
Trụ sở UBND huyện Tánh Linh

Thực hiện Chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, trong thời gian qua, UBND tỉnh Bình Thuận đã chỉ đạo các Sở, ngành có liên quan xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương.

Trong những năm qua, việc triển khai các chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn không chỉ giúp diện mạo nông thôn khởi sắc, mà còn giúp hàng nghìn hộ dân thoát nghèo, cuộc sống ngày càng no ấm. Các địa phương trong tỉnh đã chủ động tổ chức và huy động nguồn lực để thực hiện Chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, tỉnh Bình Thuận thực hiện lồng ghép tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS để người dân nắm bắt đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước, cùng với đó tập trung triển khai đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số; phát triển toàn diện giáo dục đào tạo, y tế, mua BHYT; chính sách nhà ở, cấp đất ở, đất sản xuất, nước sạch cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ gia đình các dân tộc thiểu số, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

Tỉnh đã tập trung khai thác, nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ đất nông nghiệp, gắn sản xuất, trồng trọt với đẩy mạnh phát triển chăn nuôi và các ngành nghề, dịch vụ, tăng thu nhập, giảm nghèo nhanh, bền vững. Đồng thời, tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, chính quyền với nhân dân, các đoàn thể chính trị - xã hội trong xây dựng và phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc; nâng cao chất lượng các phong trào thi đua yêu nước tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Bình Thuận sẽ phấn đấu đến năm 2025, phấn đấu 100% Trạm Y tế xã được kiên cố hóa, đạt chuẩn y tế quốc gia; 100% người dân đồng bào DTTS được mua HBYT; 100% trụ sở xã được xây dựng kiên cố; 99,5% hộ được sử dụng điện lưới quốc gia; 98% hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh…

Để tìm hiểu thêm về vấn đề này, một ngày cuối tháng 11/2023, PV Báo Pháp luật Việt Nam có chuyến đi thực tế về xã vùng cao La Ngâu, huyện Tánh Linh nơi có đông đảo đồng báo DTTS đang sinh sống.

Có thể nói, La Ngâu là xã vùng cao, trước đây đời sống còn nhiều khó khăn thì này đang dần "thay da đổi thịt" từng ngày. Đến nay nhiều hộ gia đình trong xã đã có nhà ở khá khang trang, điều kiện sinh hoạt của mỗi người dân đã được cải thiện.

Tiếp chúng tôi trong ngồi căn nhà mới, ông K’Khom người dân tộc Cơ Ho (Bản 2, xã La Ngâu, huyện Tánh Linh) chia sẻ với chúng tôi ông xúc động nói: “Cảm ơn Đảng, Nhà nước nhiều lắm…Nhờ Đảng và Nhà nước mà nay người dân chúng tôi có được cái nhà đẹp, khang trang, vững chãi, ngày trước ở nhà tranh, gió bão, mua to sợ lắm...”

Chính sách hỗ trợ Nhà ở cho đồng bào DTTS là nhu cầu cơ bản và thiết yếu luôn được các cấp, ngành chính quyền huyện Tánh Linh quan tâm.

Chính sách hỗ trợ Nhà ở cho đồng bào DTTS là nhu cầu cơ bản và thiết yếu luôn được các cấp, ngành chính quyền huyện Tánh Linh quan tâm.

Lãnh đạo UBND xã La Ngâu, huyện Tánh Linh cho hay: La Ngâu là một trong những xã đặc biệt khó khăn của tỉnh Bình Thuận. Riêng trong năm 2022 xã được giải quyết xây mới 24 căn nhà cho bà con đồng bào DTTS, đây là tin vui, phấn khởi vô cùng. Nhà ở là nhu cầu cơ bản, thiết yếu và cốt lõi nhất của mỗi người, đặc biệt là các hộ nghèo. Vì vậy khi có chủ trương, đồng thời vận động được bà con góp thêm vốn đối ứng của gia đình để có thể xây dựng được căn nhà vững chãi hơn, khang trang hơn, là bà con hồ hở bắt tay vào làm ngay. Tuy nhiên do vướng mắc nhiều thủ tục, đến nay hầu hết bà con đã xây nhà gần xong, nhưng vốn Nhà nước thì vẫn chưa được giải ngân, gây ra nhiều khó khăn bất cập.

Được biết, Tánh Linh là huyện đi tiên phong trong thực hiện mục tiêu hỗ trợ xây dựng nhà ở cho đồng bào nguồn kinh phí xây dựng nhà ở vẫn chưa được giải ngân trong khi tiến độ xây dựng đã đạt 80%, thậm chí nhiều căn nhà đã hoàn thiện. Tổng kinh phí thực hiện của giai đoạn I là hơn 852 tỷ đồng, thực hiện từ năm 2021 đến hết năm 2025, với 10 dự án thành phần.

Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, của tỉnh đã tạo động lực để đồng bào các dân tộc trong tỉnh Bình Thuận nỗ lực phấn đấu phát triển kinh tế, từ đó đã làm thay đổi diện mạo nông thôn vùng DTTS của tỉnh, đời sống của bà con từng bước được cải thiện, văn hóa truyền thống của các dân tộc được tôn trọng, giữ gìn và phát huy; mặt bằng dân trí được nâng lên. Đến nay, về cơ bản đã xóa được cái đói, giảm hộ nghèo, có nhà ở, có đất sản xuất, có nước sinh hoạt, con em được đi học, ốm đau được chữa bệnh... Có được những kết quả đó, là có một phần đóng góp không nhỏ của các già làng, trưởng thôn và người có uy tín và cán bộ là người DTTS. Với uy tín của mình, đội ngũ này đã tuyên truyền, thuyết phục và động viên người dân đi theo Đảng, thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Một hộ dân đồng bào DTTS ở xã La Ngâu, huyện Tánh Linh sắp sửa chuyển vào ngôi nhà mới khang trang và kiên cố.

Một hộ dân đồng bào DTTS ở xã La Ngâu, huyện Tánh Linh sắp sửa chuyển vào ngôi nhà mới khang trang và kiên cố.

Theo Ban Dân tộc, thời gian qua, tỉnh Bình Thuận đã triển khai nhiều chính sách dân tộc đặc thù trên cơ sở vận dụng những chính sách của Trung ương và tình hình thực tế vùng đồng bào DTTS.

Qua thực tế công việc từ tỉnh, huyện đến các xã đã từng bước khẳng định vai trò quan trọng của những cán bộ là người DTTS, họ đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng đồng bào DTTS, cũng như củng cố và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở các địa bàn trong toàn tỉnh. Những kết quả đạt được trong công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật thời gian qua sẽ là động lực để đồng bào các DTTS tỉnh phát huy ý chí tự lực, tự cường, ra sức thi đua phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh, xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng vững mạnh.

Nhờ lồng ghép nhiều chương trình, chính sách, các cấp, ngành, địa phương đã quan tâm đầu tư thêm một số kết cấu hạ tầng thiết yếu cho các thôn, xã thuộc diện định canh, định cư, góp phần giúp đồng bào nhanh chóng ổn định cuộc sống, phát triển sản xuất, giảm nghèo bền vững. Quá trình thực hiện các chính sách hỗ trợ được nhân dân đồng tình ủng hộ, tạo tiền đề cho việc xây dựng và tăng cường khối đoàn kết dân tộc, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh.

Bên cạnh những chuyển biến tích cực, đời sống, lao động sản xuất của đồng bào các DTTS và miền núi vẫn còn một số tồn tại như phần lớn đồng bào DTTS sinh sống ở địa bàn vùng sâu, vùng xa nên việc tiếp cận và hưởng thụ các dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe, giáo dục đào tạo, thông tin văn hóa, xã hội còn hạn chế. Một bộ phận đồng bào DTTS nhận thức chưa đầy đủ về chính trị - xã hội, ý thức chấp hành và tuân thủ pháp luật Nhà nước còn nhiều hạn chế; trình độ nhận thức của đồng bào chưa đồng đều, chính sách tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý của chính quyền địa phương chưa thực sự hiệu quả.

Để là cầu nối sớm đưa ý Đảng đến với đồng bào DTTS, tạo sự đồng thuận, bên cạnh tuyên truyền, vận động, giải pháp trọng tâm vẫn là phát triển toàn diện kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, trong đó quan tâm hơn đến đặc thù của đồng bào DTTS. Các cấp, ngành, địa phương, cả hệ thống chính trị đã ưu tiên nguồn lực, đầu tư phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo ở vùng DTTS và miền núi, nhất là địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đạt được kết quả rất quan trọng, cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư xây dựng ngày càng đồng bộ, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào DTTS được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, bền vững hơn thì vai trò của đội ngũ cán bộ là người DTTS rất quan trọng không chỉ làm nhiệm vụ là chiếc cầu nối đưa ý Đảng đến với đồng bào, mà còn là người trực tiếp nắm bắt và truyền tải tâm tư, nguyện vọng của đồng bào đến với Đảng và Nhà nước, với tỉnh nhà.

Vì vậy, việc phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ là người DTTS là vô cùng quan trọng trong giai đoạn mới. Thực tế hiện nay cho thấy, với việc quy hoạch và đào tạo đội ngũ cán bộ là người DTTS trên lĩnh vực công tác ở các địa phương trong tỉnh, họ cũng đã thể hiện được vai trò của mình trong từng lĩnh vực được giao. Việc đào tạo, bồi dưỡng và phát huy tốt vai trò đội ngũ cán bộ là người DTTS là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển nhanh, bền vững của vùng đồng bào DTTS cần được quan tâm trong bối cảnh hội nhập như hiện nay.

Đọc thêm