Đây là kết quả nghiên cứu do Viện nghiên cứu vô sinh Valencia và Đại học Stanford (Mỹ) kết hợp thực hiện, và đã được đăng tải trên bản trực tuyến của tạp chí Nature (Anh) số ra ngày 26/4.
Bắt nguồn từ công trình nghiên cứu từng đạt giải Nobel năm 2012 của hai nhà khoa học Shinya Yamanaka người Nhật và John Gordon người Anh về việc tạo tế bào phôi từ tế bào trưởng thành.
Các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp cấy ghép một số gen cần thiết cho quá trình tạo tinh trùng (trứng) vào những tế bào da trưởng thành. Kết quả, trong vòng một tháng, tế bào da phát triển thành tế bào tinh trùng.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng cho biết tế bào này chưa có khả năng sinh sản và cần phải có những giai đoạn phát triển tiếp theo để trở thành tinh trùng thực sự.
Kết quả nghiên cứu này đặc biệt có ý nghĩa đối với việc chữa trị cho 15% các cặp đôi hiếm muộn trên toàn thế giới khi họ chỉ có thể có con nhờ trứng hoặc tinh trùng được hiến tặng.
Tuy nhận định đây là một bước đột phá khởi đầu, các nhà nghiên cứu cho biết cần thêm rất nhiều thử nghiệm trước khi áp dụng để điều trị cho con người.
Bên cạnh đó, việc thực hiện những kỹ thuật này cũng cần tuân thủ những quy định về luật pháp bởi đây là kỹ thuật liên quan tới việc tạo phôi nhân tạo, vốn mới chỉ được cấp phép tại một số quốc gia./.