Tập huấn chính sách pháp luật về chủ quyền biển, đảo năm 2024

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sáng 16/10, tại TP HCM, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tổ chức tập huấn, phổ biến chính sách pháp luật về chủ quyền biển, đảo năm 2024 cho các phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí trung ương và địa phương.
Ths. Nguyễn Thị Tuyết Giang – Trưởng phòng Phòng Công pháp quốc tế, Vụ Pháp luật quốc tế, Bộ Tư pháp.
Ths. Nguyễn Thị Tuyết Giang – Trưởng phòng Phòng Công pháp quốc tế, Vụ Pháp luật quốc tế, Bộ Tư pháp.

Chủ trì và báo cáo tại buổi tập huấn có ông Hồ Hồng Hải - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ TT&TT; Thượng tá Phạm Ngọc Khoái - Nguyên Trợ lý phòng Tuyên huấn Bộ đội Biên phòng - Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng; Ths. Nguyễn Thị Tuyết Giang – Trưởng phòng Phòng Công pháp quốc tế, Vụ Pháp luật quốc tế, Bộ Tư pháp.

Toàn cảnh buổi tập huấn do Bộ TT&TT tổ chức. Ảnh: Hoàng Thịnh

Toàn cảnh buổi tập huấn do Bộ TT&TT tổ chức. Ảnh: Hoàng Thịnh

Tại buổi tập huấn, Thượng tá Phạm Ngọc Khoái đã chia sẻ một số thông tin về tình hình các khu vực biên giới và công tác thực thi pháp luật của lực lượng bộ đội biên phòng ở các tuyến biên giới với tình hình an ninh chính trị được duy trì ổn định.

Thượng tá Phạm Ngọc Khoái - nguyên Trợ lý phòng Tuyên huấn Bộ đội Biên phòng - Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng.

Thượng tá Phạm Ngọc Khoái - nguyên Trợ lý phòng Tuyên huấn Bộ đội Biên phòng - Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng.

Ths. Nguyễn Thị Tuyết Giang - Trưởng phòng Phòng Công pháp quốc tế Vụ Pháp luật quốc tế, Bộ Tư pháp, đã chia sẻ một số nội dung liên quan đến quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về biển, đảo, thể hiện tại các Nghị quyết, Chỉ thị của Bộ Chính trị và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Ths. Nguyễn Thị Tuyết Giang – Trưởng phòng Phòng Công pháp quốc tế, Vụ Pháp luật quốc tế, Bộ Tư pháp.

Ths. Nguyễn Thị Tuyết Giang – Trưởng phòng Phòng Công pháp quốc tế, Vụ Pháp luật quốc tế, Bộ Tư pháp.

Bên cạnh đó, Ths. Nguyễn Thị Tuyết Giang cũng phổ biến về các điều ước quốc tế, một số quy định của pháp luật Việt Nam tại Hiến pháp năm 2013, Luật Biên giới quốc gia; Luật Biển Việt Nam năm 2012… Bà cho biết, Việt Nam đã ban hành các Luật chuyên ngành liên quan đến quản lý và sử dụng biển như: Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2018), Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015, Luật Dầu khí năm 2022, Luật Thủy sản năm 2017, Luật cảnh sát biển Việt Nam năm 2018... Trong các điều ước quốc tế hiện nay, Ths. Nguyễn Thị Tuyết Giang khẳng định Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) là công cụ pháp lý hữu hiệu để Việt Nam đấu tranh bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán trên biển.

Mục đích của buổi tập huấn nhằm nâng cao hiểu biết của đội ngũ làm công tác truyền thông về biển và hải đảo, nhấn mạnh vai trò, vị trí, quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên biển Đông, về tài nguyên - môi trường và sự phát triển bền vững kinh tế biển, đồng thời nâng cao nhận thức về hợp tác quốc tế, về biển và đại dương.

Đọc thêm