Tham dự Hội nghị có Tiến sĩ Đỗ Xuân Lân, Vụ trưởng Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp chủ trì hội nghị ; Phó giám đốc Sở Tư pháp Nghệ An Phạm Thành Chung, cùng với gần 500 người là cán bộ, công chức làm công tác PBGDPL cho thanh thiếu niên; công chức phòng Tư pháp các huyện, cán bộ Tư pháp - Hộ tịch cấp xã trên địa bàn tỉnh.
Các quy định pháp luật về chuẩn tiếp cận pháp luật và hương ước quy ước đã khẳng định vai trò quan trọng trong đời sống chính trị - pháp lý, gắn với phát triển KT-XH, đảm bảo ANQP của đất nước và địa phương. Tạo lập khung pháp lý để tăng cường hơn nữa các điều kiện, biện pháp bảo đảm thực hiện đầy đủ các quyền con người, quyền công dân, đặc biệt là quyền tiếp cận pháp luật.
Nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, mà trước hết và chủ yếu là chính quyền cấp cơ sở trong thi hành pháp luật, thực thi công vụ, giải quyết các thủ tục hành chính, cải thiện và hỗ trợ phát triển mạng lưới tổ chức dịch vụ pháp lý, thông tin pháp luật, mạng lưới hỗ trợ pháp luật tại cộng đồng dân cư.
|
Gần 500 người được tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ |
Trong thời gian qua, công tác này còn bộc lộ một số bất cập, hạn chế như: Việc xây dựng xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật ở một số địa phương chưa gắn kết với các nhiệm vụ phát triển KT-XH, trong đó có xây dựng nông thôn mới; các thiết chế hỗ trợ, giúp đỡ người dân tiếp cận pháp luật ở cơ sở còn chậm, chất lượng chưa đồng đều, cơ sở vật chất còn thiếu, giải quyết những vướng mắc bất cập của người dân chưa kịp thời.
Một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến việc xây dựng hương ước, quy ước nên việc chỉ đạo và hướng dẫn chưa sâu sát kịp thời, còn lúng túng trong việc chỉ đạo triển khai thực hiện. Công tác tuyên truyền vận động cán bộ, nhân dân thực hiện các quy định của hương ước, quy ước còn hạn chế và thiếu tính thường xuyên, do đó tác dụng của hương ước, quy ước trong đời sống hàng ngày chưa thực sự được phát huy….
|
Tiến sĩ Đỗ Xuân Lân chủ trì hội nghị tập huấn |
Đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và PBGDPL cho thanh, thiếu niên nói riêng mặc dù đã được quan tâm nhưng chất lượng chưa đồng đều giữa các vùng, miền; phương pháp, kỹ năng PBGDPL của một số báo cáo viên, tuyên truyền viên còn hạn chế, thiếu sự đầu tư bài bản nên hiệu quả chưa cao, chưa thực sự thu hút được người nghe, đặc biệt là ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn.
Một trong những mục tiêu của Đề án và Kế hoạch là nhằm bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh từ đó nâng cao nhận thức và trách nhiệm trong triển khai quy định về công tác PBGDPL, xây dựng hương ước, quy ước và xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.