Tàu lặn Trung Quốc khám phá dãy núi ngầm dưới đáy biển sâu 4.5 dặm

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tàu lặn Jiaolong của Trung Quốc, có khả năng lặn sâu tới 7.000 mét, sẽ đưa các nhà khoa học quốc tế khám phá dãy núi ngầm Magellan Seamounts rộng lớn trong một hành trình kéo dài 45 ngày. Chuyến thám hiểm này hứa hẹn sẽ mang lại những hiểu biết mới về địa chất, sinh vật biển và tác động của biến đổi khí hậu ở một trong những khu vực bí ẩn nhất của đại dương.
Tàu lặn Jiaolong (Ảnh: Interesting Engineering)
Tàu lặn Jiaolong (Ảnh: Interesting Engineering)

Theo Interesting Engineering, tàu lặn Jiaolong, cùng với tàu mẹ Shenhai Yihao, đã bắt đầu hành trình khám phá dãy núi ngầm Magellan Seamounts, kéo dài từ rãnh Mariana về phía đông. Hành trình này có sự tham gia của 60 nhà khoa học từ Trung Quốc, Hồng Kông và 8 quốc gia khác, nhằm mục tiêu nghiên cứu địa chất, sinh vật biển và tác động của biến đổi khí hậu ở khu vực này.

Jiaolong, được đặt tên theo một con rồng thần thoại, là tàu lặn có người lái có khả năng lặn sâu tới 7.000 mét. Tàu đã từng lập kỷ lục lặn sâu 7.062 mét xuống rãnh Mariana vào năm 2012.

Các nhà khoa học sẽ sử dụng Jiaolong cùng các thiết bị khác như máy lấy mẫu đáy biển, tàu lặn không người lái để nghiên cứu sinh học và môi trường sống của các sinh vật biển, cũng như thu thập mẫu đá, trầm tích, san hô và vi sinh vật.

Trung Quốc đang nỗ lực cạnh tranh với các nước phương Tây trong lĩnh vực thám hiểm biển sâu, với mục tiêu dẫn đầu các nghiên cứu và khám phá đại dương toàn cầu. Năm 2020, tàu lặn Striver của Trung Quốc đã đạt đến điểm sâu nhất của rãnh Mariana ở độ sâu hơn 10.900 mét.

Chuyến thám hiểm dãy núi ngầm Magellan là một phần của chương trình nghiên cứu và bảo tồn đại dương của Liên Hợp Quốc. Tàu lặn Jiaolong được đánh giá cao về khả năng lấy mẫu với tác động tối thiểu đến môi trường.

Đọc thêm