Tết nơi xứ người

(PLVN) -  Lại một mùa Tết nữa chuẩn bị đến, ai ai cũng háo hức mong chờ. Song hành với niềm trông đợi một năm mới đến là mong mỏi trở về quê hương, về với bữa cơm gia đình sum tụ sau 12 tháng quá nhiều xa cách. Bên cạnh những người con nôn nao chuẩn bị hành trang trở về nhà là không ít người con ôm nỗi niềm riêng cách xa gia đình hàng trăm, thậm chí hàng nghìn cây số. Đó là những bạn du học sinh, những người làm việc bên nước ngoài, cơ hội được về nhà đón Tết của họ cũng hạn chế hơn những người khác khi mà muốn về quê.  Vậy khi sinh sống và làm việc bên nước bạn như vậy thì những người lao động xa nhà đã chuẩn bị những gì cho ngày Tết Nguyên Đán cũng như là có cảm xúc như nào vào ngày lễ có ý nghĩa là đoàn viên này?
Tết nơi đất khách

LÃNG MẠN PHÁP LUẬT - TẾT NƠI XỨ NGƯỜI

Người thực hiện: Thục Khuê

Quý vị đang nghe chuyên mục Lãng mạn Pháp luật trên radio Pháp luật - Báo PLVN.

Thưa quý vị, lại một mùa Tết nữa chuẩn bị đến, ai ai cũng háo hức mong chờ, chờ để được nghỉ ngơi, xả hơi sau những ngày cày deadline bận rộn, chờ để được gặp gỡ những người họ hàng mà cả năm chưa có dịp gặp gỡ, chờ để có thể quây quần bên gia đình. Song hành với niềm trông đợi một năm mới đến là mong mỏi trở về quê hương, về với bữa cơm gia đình sum tụ sau 12 tháng quá nhiều xa cách. Bên cạnh những người con nôn nao chuẩn bị hành trang trở về nhà là không ít người con ôm nỗi niềm riêng cách xa gia đình hàng trăm, thậm chí hàng nghìn cây số. Đó là những bạn du học sinh, những người làm việc bên nước ngoài, cơ hội được về nhà đón Tết của họ cũng hạn chế hơn những người khác khi mà muốn về quê, ngoài việc họ phải lo chi phí mưu sinh bên nước bạn, thì tiền vé máy bay, tiền quà cáp và một số những khoản chi phí khác nữa cũng cần phải nghĩ đến và một phần khác cũng dễ hiểu hơn vì vào những ngày Tết Nguyên Đán bên mình, nước bạn vẫn phải đi học, đi làm bình thường, do đó không phải là ai cũng có cơ hội để đón một mùa Tết thật ấm áp bên những người thân yêu của mình. Vậy khi sinh sống và làm việc bên nước bạn như vậy thì những người lao động xa nhà hay các bạn du học sinh đã chuẩn bị những gì cho ngày Tết Nguyên Đán cũng như là có cảm xúc như nào vào ngày lễ có ý nghĩa là đoàn viên này?

Bác Mai Thế Dũng, 61 tuổi, và bác Trần Tho, 63 tuổi, 2 vợ chồng bác hiện đang sinh sống và làm việc tại một thị xã ở Đức. Được biết thì năm nay gia đình bác không có cơ hội để về quê đoàn tụ với gia đình vào dịp Tết Nguyên Đán.

Câu hỏi phỏng vấn:

  1. Năm nay, và những năm không thể về quê ăn Tết thì bác và gia đình đã làm gì, chuẩn bị những gì để đón một mùa Tết nơi xứ người?

  2. Những lần không thể đoàn tụ với gia đình ở Việt Nam thì cảm xúc trong bác lúc đó vào dịp Tết là như nào?

  3. Những lần đón Tết bên xứ người thì bác đã gặp chuyện thú vị nào không ạ? Nếu có thì đó là gì? Và sự khác nhau giữa đón Tết ở Vn với Tết xứ người?

  4. Bác có thể nói lời chúc Tết tới những người đang nghe hay không?

Qua lời kể vừa rồi của bác Dũng ta cũng thấy được nỗi khắc khoải mỗi dịp Tết đến Xuân về của những người lao động xa xứ, vào những ngày này nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương lại càng được nhân lên. Đây là ngày mà gia đình được đoàn tụ nhưng họ vẫn phải cố gắng để có một tương lai tốt đẹp hơn. Có thể thấy, khoảng cách ấy không thể ngăn trở người Việt đón một cái Tết trọn vẹn theo cách riêng của mình - dù xa quê nhưng vẫn đầy ắp tình nhà. Không được ăn mâm cơm mẹ nấu, họ tự tay chuẩn bị bữa cơm Tết riêng và đoàn tụ với gia đình qua màn hình điện thoại. Thiếu đặc sản quê hương, họ tự tay gói ghém nem, giò để vị nhà luôn ngập tràn trong những ngày đầu năm. Với những lao động xa xứ, dù ở Việt Nam hay ở nước ngoài, mỗi khi Tết đến, xuân về, nỗi nhớ hương vị Tết lại cồn cào trong họ. Dẫu vậy, ai cũng tự động viên bản thân cố gắng làm việc để sớm trở về quê hương đoàn tụ cùng gia đình.

Ngoài những người lao động, những bạn du học sinh không thể về quê vào dịp Tết Giáp Thìn 2024 ra thì cũng có những người lại có cơ hội trở về nước đón Tết sau những năm tháng vất vả làm việc ở xứ người và đều muốn có những niềm vui bất ngờ cho gia đình thân yêu của mình.

Chị Nguyễn Huệ Giang, 28 tuổi, sinh sống và làm việc tại Nhật Bản, năm nay chị cho con gái về nước ăn Tết cùng ông bà sau những năm làm việc vất vả tại xứ sở hoa anh đào.

Câu hỏi phỏng vấn:

  1. Những năm trước đón Tết bên Nhật Bản thì chị đã gặp những tình huống, câu chuyện thú vị nào, và thường chuẩn bị gì để đón Tết bên xứ người?

  2. Vì NB với VN cũng có những nét tương đồng về mặt văn hoá nên không biết là Tết ở NB giống với khác Tết ở VN như nào?

  3. Chị có cảm xúc gì khi năm nay được đón Tết cùng với gia đình mình?

  4. Chị có thể nói lời chúc năm mới với những người đang nghe được không?

(Bình qua vài câu về câu chuyện của chị Giang). Thế mới thấy những câu chuyện về nghề nghiệp, về cuộc sống mưu sinh nơi đất khách quê người của họ là những mảnh ghép nhiều màu sắc giúp chúng ta thấy rõ hơn bản lĩnh người Việt Nam khắp muôn phương.

Có những người lần đầu trải nghiệm Tết xa quê, có người đã nhiều năm chưa thể về đoàn tụ với gia đình, có những người năm nay được về quê hương sau nhiều năm xa cách, nhưng dù khoảng cách có bao xa, thời gian có bao lâu, những ký ức về Tết Việt, với những hương vị Tết đặc trưng vẫn vẹn nguyên và in đậm trong họ.

Thưa quý vị, đến đây thì số phát sóng lần này cũng đã kết thúc. Hi vọng rằng, vào dịp Tết Nguyên Đán này, quý vị sẽ có thật nhiều sức khỏe, niềm vui và hạnh phúc. Cảm ơn quý thính giả đã quan tâm, lắng nghe. Xin kính chào và hẹn gặp lại. Chương trình được thực hiện bởi Thục Khuê.