'Tháp tử thi'- Bí ẩn nơi an giấc ngàn thu kỳ lạ

(PLO) -“Tháp Tử thi” là một cấu trúc hình tròn nhô lên trên mặt đất, được xây dựng để dùng cho nghi lễ an táng đặc biệt: xác người quá cố từ từ phân rã làm thức ăn cho chim chóc. 
Hình vẽ Tháp Tử thi ở thành phố Bombay (ngày nay là Mumbai) vào khoảng năm 1890. Nghi lễ táng thi đầu tiên diễn ra vào năm 1670.
Hình vẽ Tháp Tử thi ở thành phố Bombay (ngày nay là Mumbai) vào khoảng năm 1890. Nghi lễ táng thi đầu tiên diễn ra vào năm 1670.

Trong vùng đồi Malabar “bất khả xâm phạm” của thành phố Mumbai (Ấn Độ), nơi có cộng đồng dân cư Parsi, vẫn đang giữ các tập tục truyền thống: Khi có ai đó qua đời, họ để thân xác người quá cố từ từ tan rữa, làm thức ăn cho lũ chim háu đói. Truyền thống an táng này tồn tại trong suốt 3.000 năm qua nhưng liệu nó có thể tồn tại lâu thêm nữa không? 

Nguồn gốc kỳ bí

Nghi thức này đã được ghi nhận ở buổi ban đầu vào giữa thế kỷ thứ 5 trước Công Nguyên (TCN) trong cuốn sách Histories của sử gia vĩ đại Herodotus, nhưng việc dùng các ngọn tháp để táng xác thì mới chỉ được ghi lại trong tài liệu vào đầu thế kỷ thứ 9.

Lý do để thực hiện hình thức an táng này là người quá cố muốn thân xác phàm của họ không được chạm đất hoặc lửa vì cả 2 nhân tố này đều được xem là thiêng liêng trong Bái Hỏa giáo.

Một trong những mô tả sớm nhất về dạng tháp táng thi này đã xuất hiện vào cuối thế kỷ thứ 9, với từ  “astodan” nghĩa là “chỗ đựng hài cốt”; rồi “dakhmag”, nghĩa là “nơi dành cho người chết” hay “nấm mồ” nhưng sang thế kỷ 20, tại Ấn Độ thì thuật ngữ trên lại ám chỉ cho “tầng thấp của ngôi đền lửa”. 

Với tín đồ Bái Hỏa giáo, xác chết chỉ bị ô uế khi không chỉ bị mục ruỗng và nhiễm bẩn mà còn bởi có thể bị xâm phạm bởi yêu quỷ. Vì lẽ đó, hình thức hỏa táng và địa táng trên đất liền hay trên biển đều không được chấp nhận.

Bỏ qua những hình ảnh rùng rợn, nghi thức điểu táng này được gọi là “Dokhmenashini” đầy huyền bí: Linh hồn sẽ rời khỏi xác phàm và được hộ tống bởi một con mắt chim kền kền, và hành động chim kền kền ăn xác chết được cho là thực hiện hành vi “bố thí cuối cùng” của các tín đồ Bái Hỏa giáo mộ đạo. 

Ngọn đồi Malabar nơi có khu táng thi Doongerwadi rộng 54ha vốn là vùng đất được mua lại theo thời gian thông qua thừa kế, nó nằm cạnh rừng để thu hút chim ăn xác chết.
Ngọn đồi Malabar nơi có khu táng thi Doongerwadi rộng 54ha vốn là vùng đất được mua lại theo thời gian thông qua thừa kế, nó nằm cạnh rừng để thu hút chim ăn xác chết. 

“Tháp tử thi” hoạt động thế nào?

Một Dakhma, đó là một cấu trúc nhà không mái, chỉ với một cửa sắt đi vào có khóa và một vòng tường cao 5,4m. Cấu trúc này có một cái bục cao từ 2,4 đến 3m, nội thất ngôi nhà là nhiều bậc hành lang dạng tam cấp dùng làm nơi đặt các tử thi. Hành lang ngoài dành đặt xác đàn ông, hành lang giữa đặt xác đàn bà và góc trong cùng dành cho trẻ con.

Giữa cấu trúc là một cái giếng – chỉ là một cái hố có lát vài phiến đá – có đường kính khoảng 45,7m hoặc nhỏ hơn. Tử thi nằm bên trong các hành lang, quần áo bị lột ra và sau đó xé rách hết. Những cái xác sau đó sẽ bị rửa thịt sạch chỉ trong một tiếng đồng hồ bởi đàn chim kền kền háu ăn, còn trơ xương.

Những bộ hài cốt sẽ được đem bỏ vào trong cái giếng trống gọi là Bhandar, xương được phơi khô trong khoảng vài ngày dưới ánh mặt trời trước khi được loại bỏ. Có 4 cấu trúc nhô ra bên trong Dakhma, nối kết với các con đường liên kết với giếng ở giữa.

Bên ngoài của Dakhma còn có một cái giếng chứa đầy cát và than đá. Nước mưa sẽ rửa trôi mọi thứ bám lên hài cốt, chảy ra ngoài qua các con đường nhỏ rồi rớt xuống cái giếng bên ngoài. Hài cốt phơi trong không khí, nước và nhiệt mặt trời, sẽ hoàn toàn khô ráo và từ từ tan biến vào hư vô. 

Một tháp táng thi Dakhma tại Bilimora, Bắc Mumbai.
Một tháp táng thi Dakhma tại Bilimora, Bắc Mumbai. 

Giảm “dân số” kền kền

Giá bất động sản tăng chóng mặt trên ngọn đồi Malabar ở Mumbai, giá mua nhà hiện vào khoảng 100.000 Rs (tương đương 1.000 USD/m2). Nhưng ngay cả có tiền cũng khó mà mua nổi một thửa đồi rộng 54 ha với bạt ngàn cây cối xanh tươi mà trên đó, có một nơi um tùm những loài cây huyền thoại, gọi là “Tháp tử thi” hay “Dakhma” 300 năm tuổi. 

Tuy vậy, hình thức điểu táng đang gặp nguy cơ khi mà “dân số” loài chim kền kền ở Ấn Độ đã thực sự suy giảm do sự hủy hoại môi trường sống từ sự đô thị hóa. Thêm nữa, sự suy giảm dân số loài chim ăn xác còn đến từ việc lạm dụng thuốc chăn nuôi Diclofenac được phát triển vào đầu thập niên 1990, đã khiến loài kền kền ngộ độc khi ăn xác trâu, bò.

Thuốc Diclofenac bị cấm dùng vào tháng 5/2006 nhưng nó cũng kịp hủy diệt 95% dân số loài chim kền kền. Và ngay cả các “Tháp tử thi” cũng đang gây ra những cơn địa chấn tranh cãi, mà “tâm chấn” là thành phố Mumbai, nơi có 45.000 trong số 61.000 dân Parsi theo Bái Hỏa giáo gốc người Iran đang sinh sống. Tỷ lệ tử vong cho trẻ sinh ra trong cộng đồng Parsi là 3:1, vì thế mà có nhiều xác trẻ em được chất thành đống trong các “Dakhma”.

Trẻ chết yểu quá nhiều trở thành mối nguy cho cộng đồng Parsi khi mà các nghi thức an táng cổ xưa của họ chịu nhiều vào sự thanh lọc tâm linh. Người quá cố sẽ được tẩm liệm, an táng bởi một người có uy đức được chỉ định bởi cộng đồng, và xác ấy sẽ bị xem là “bất khả xâm phạm” nếu được thực hiện nghi lễ. Parsi là một cộng đồng ít người và khá gương mẫu ở Ấn Độ, thừa kế hoàn hảo di sản kỳ lạ của những bậc tiền nhân. 

Vậy làm thế nào có thể sống chung với các “Tháp Tử thi?” Một dự án hợp tác giữa thành phố Mumbai với Đại học Oxford nhằm nuôi dưỡng giống kền kền bản địa trong điều kiện nuôi nhốt đã thất bại. Cứu lấy loài kền kền ở các khu táng thi sẽ là một ý tưởng tuyệt vời trong việc bảo tồn những giống loài đang bị đe dọa tuyệt chủng, nhưng không thực tế, chí ít là trong bối cảnh khủng hoảng đô thị ngày hôm nay. 

Phối cảnh bên ngoài và mặt ngang của Dakhma.
Phối cảnh bên ngoài và mặt ngang của Dakhma.

Thay đổi để tồn tại

Các tòa “Tháp tử thi” ở Mumbai đã tìm ra những giải pháp thay thế như tập trung các tấm quang điện hong khô xác chết trong vòng nửa giờ để làm thức ăn cho loài kền kền háu đói, tiếp tục giữ vững lời di huấn của nhà tiên tri Zarathushtra là tránh làm ô uế thân xác người quá cố.

Những ứng dụng điện mặt trời về cơ bản vẫn bảo tồn nguyên bản tính thiêng liêng của Bái Hỏa giáo và làm sạch “mỏ vàng” bất động sản quanh vùng. Không người Parsi nào muốn hình tượng đôi mắt kền kền được thay thế bởi một trong các con cá mập hay yêu quái trong lòng đất.

Các quy tắc nghiêm ngặt đòi hỏi thân nhân lưu giữ xác người quá cố gần với gia đình trong suốt 3 ngày sau khi họ tạ thế, giúp cho linh hồn họ thanh thản trước khi đi qua “cây cầu Chinvat” thần thoại – và giúp người đang sống không bị linh hồn người quá cố quấy nhiễu. 

Bên cạnh đó, tổ chức Nombay Parsee Punchayat (nơi điều hành các khu táng thi Doongerwadi cùng với quỹ tín thác của cộng đồng Parsi) đã từ chối những can thiệp hiện đại nhằm bảo tồn di sản tôn giáo xa xưa của người Parsi.

Tổ chức này tuyên bố rằng ngay cả các lò đốt điện cũng không phải là giải pháp cuối cùng cho một truyền thống tang lễ đã có lịch sử 3.000 năm trên đỉnh ngọn đồi Malabar. Nhưng khi mà loài chim kền kền đang ngày càng ít đi trên đỉnh đồi Malabar thì liệu đến một lúc nào đó họ có thể chuyển đổi hình thức an táng của họ không..? 

Đọc thêm