Thế giới áp lệnh trừng phạt Libya

Tổng thống Libya Muammar Kaddifi hôm qua vẫn “bám trụ” chiếc ghế của người đứng đầu nhà nước Libya, bất chấp áp lực của cuộc nổi dậy trên các đường phố nước này, lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc (LHQ) và những lời kêu gọi ông từ chức từ phía các nước phương Tây.

Tổng thống Libya Muammar Kaddifi hôm qua vẫn “bám trụ” chiếc ghế của người đứng đầu nhà nước Libya, bất chấp áp lực của cuộc nổi dậy trên các đường phố nước này, lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc (LHQ) và những lời kêu gọi ông từ chức từ phía các nước phương Tây.

Trong khi đó, phe đối lập đang chuẩn bị một chính quyền lâm thời ở phía Đông Libya .

Tổng thống Libya Muammar Kaddifi

Áp lực từ cộng đồng quốc tế

Trong ngày thứ 13 của cuộc nổi dậy lớn chưa từng có ở Libya, ông Muammar Gaddafi  không “bật” bất cứ tín hiệu nào cho thấy sẽ rời bỏ cương vị Tổng thống mà ông nắm giữ từ gần 42 năm nay.

Trước đó, Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ hôm 26/2 đã nhất trí thông qua lệnh cấm vận vũ khí đối với Libya, áp đặt lệnh cấm nhập cảnh và phong tỏa tài sản đối với Tổng thống Libya Muammar Gaddafi cùng 15 thành viên trong gia đình và những người thân cận của ông.

Nghị quyết 1970 được toàn bộ 15 nước thành viên HĐBA nhất trí thông qua. Nghị quyết này cũng yêu cầu Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ở Hague điều tra và có thể truy tố những người chịu trách nhiệm về việc người biểu tình thiệt mạng ở Libya .

Về phần mình, hôm 26/2, Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng đã áp đặt các biện pháp trừng phạt Tổng thống Libya Muammar Gaddafi và 4 con trai ông. Washington sẽ thu giữ tài sản của ông Gaddafi và 4 con trai ông ở Mỹ, cũng như tài sản do các thể chế tài chính của Mỹ giám sát trên toàn cầu.

Giới chức Mỹ lấy lý do lệnh trừng phạt trên nhằm mục đích ngăn chặn ông Gaddafi và các con trai ông "tẩu tán" tài sản và của cải quốc gia của Libya .

Tuy nhiên, nhiều nguồn tin tiết lộ Washington hy vọng biện pháp này có thể làm sụp đổ chính quyền hiện nay của Libya . Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố ông Muammar Gaddafi đã mất hoàn toàn quyền của người đứng đầu nhà nước và rằng ông ta phải “ra đi ngay”.

Tại Libya , phe đối lập có vũ trang hiện đang kiểm soát phía Đông đất nước Libya , nhưng tình hình vẫn còn rối ren hơn trong các thành phối lân cận và xung quanh Tripoli . Bộ trưởng Tư pháp Mustafa Abdel Jalil, người đã từ chức để phản đối việc trấn áp cuộc biểu tình, hiện đang xem xét thành lập một chính phủ quá độ chủ yếu phụ trách việc đảm đương chuẩn bị các cuộc bầu cử.

Chính phủ được xem xét sẽ gồm “những nhân vật chủ chốt trong lực lượng vũ trang và dân sự”, sẽ hoạt động trong thời gian tối đa là 3 tháng. Sau đó, sẽ có cuộc bầu cử và mọi người có thể lựa chọn ra nhà lãnh đạo của mình”.

Ông Abdel Jalil loại trừ mọi cuộc thương lượng với ông Kadhafi để cho phép vị tổng thống có thể rời đất nước, đồng thời khẳng định nhà lãnh đạo Libya sẽ bị xét xử tại nước này.

Cho tới nay, hậu quả của bạo lực ở Libya vẫn còn khó để tính toán. Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon ước tính số người chết có thể lên tới khoảng 1.000 người. Vì Libya không thể đảm bảo được an ninh cho các nhà ngoại giao nước ngoài, các đại sứ quán của Mỹ, Pháp và Anh đã nhận được quyết định hoãn các hoạt động của mình tại Libya.

Gaddafi bí mật chuyển 3 tỷ bảng sang Anh

Khi những người biểu tình bắt đầu nổi dậy ở miền đông Libya vào tuần trước, một nhà quản lý tài sản tư nhân của Thụy Sĩ làm việc cho ông Gaddafi đã làm chân trung gian giúp Gaddafi  chuyển số tiền 3 tỷ bảng sang Mayfair, London .

Được biết, số tiền trên là từ quỹ công của quốc gia có nhiều dầu mỏ này. Đây không phải là lần đầu tiên ông Gaddfi nhờ người chạy tiền sang nước ngoài.

Theo New York Times, cách đây khoảng 5 tuần, việc gửi tiền đã bị chặn lại khi một nhân viên cao cấp tại công ty chứng khoán phát hiện được nguồn gốc của số tiền.

Các nhà chức trách tài chính Anh đang tăng cường các biện pháp để theo dõi và đóng băng tài sản của ông Gaddafi tại nước này mà con số có thể lên tới hàng tỉ bảng ở các tài khoản ngân hàng và tài sản thương mại.

T.T – P.T (tổng hợp)