Ban giám đốc Hertz đã chấp thuận cho công ty nộp đơn bảo hộ phá sản theo Chương 11 lên một tòa án ở Delaware, Mỹ.
Công ty cho biết, Hertz chỉ xin phá sản đối với phần hoạt động ở Mỹ và Canada, còn các hoạt động tại châu Âu, Australia và New Zealand không bao gồm trong hồ sơ xin phá sản ở Mỹ.
Các trang web nhượng quyền của Hertz, không thuộc sở hữu của công ty, cũng không được đưa vào quy trình của Chương 11.
Hertz, có trụ sở tại bang Florida, thành lập năm 1918, chuyên cung cấp các dịch vụ cho thuê xe tự lái, với số xe ban đầu chỉ khoảng hơn 10 chiếc Model Ts của Ford Motor.
Gã khổng lồ cho thuê xe toàn cầu đã sống sót qua cuộc Đại suy thoái và nhiều cuộc suy thoái ở Mỹ.
Phần lớn doanh thu của Hertz có được nhờ các hợp đồng cho thuê xe ở các sân bay vì vậy hoạt động của công ty bị thu hẹp đáng kể sau khi Chính phủ Mỹ ban hành các biện pháp hạn chế đi lại và yêu cầu người dân ở nhà.
Với khoản nợ gần 19 tỷ USD và gần 38.000 nhân viên trên toàn thế giới tính tới cuối năm 2019, Hertz là một trong những công ty lớn nhất tại Mỹ đệ đơn bảo hộ phá sản vì tác động của đại dịch.
Trước đó, Hertz từng cho biết có thể tránh kịch bản phá sản nếu nhận được gói cứu trợ từ các chủ nợ hoặc tiếp cận khoản hỗ trợ tài chính từ Chính phủ Mỹ trong khuôn khổ gói cứu trợ chưa từng có tiền lệ 2.300 tỷ USD dành cho các doanh nghiệp chịu tác động của dịch bệnh.
Tuy nhiên, Hertz không thể tiếp cận cả hai nguồn hỗ trợ trên.
Chương 11 là một cơ chế cho phép một công ty không còn khả năng trả nợ cơ cấu lại mà không cần các chủ nợ.
Tạp chí Wall Street Journal đưa tin Hertz có khoản nợ khoảng 19 tỷ đô la và gần 700.000 phương tiện đọng lại do dịch bệnh.
Phần lớn doanh thu của Hertz có được nhờ các hợp đồng cho thuê xe ở các sân bay. |
Nhưng trong những năm gần đây, công ty đã phải vật lộn với sự cạnh tranh - bao gồm Avis Budget và các dịch vụ đi chung xe như Uber.
Trước đó, Hertz bị lỗ ròng hàng năm lần thứ tư liên tiếp vào năm 2019. Nhưng năm 2020 đã khởi đầu tốt với mức tăng doanh thu sáu phần trăm trong tháng 1 và tám phần trăm trong tháng hai so với cùng tháng năm ngoái.
Hertz đã cắt giảm 10.000 việc làm ở Bắc Mỹ, tương đương 26,3% lực lượng lao động toàn cầu của công ty, để tiết kiệm chi phí sau khi dịch COVID-19 làm tê liệt nền kinh tế.
"Việc sắp xếp lại tài chính sẽ cung cấp cho Hertz một con đường hướng tới một cấu trúc tài chính mạnh mẽ hơn, định vị tốt nhất cho Công ty trong tương lai”, tuyên bố của Hertz cho biết.
Một doanh nghiệp nổi tiếng khác của Mỹ là nhà bán lẻ J. Crew cũng đã phải nộp hồ sơ phá sản theo Chương 11, cho thấy đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế như thế nào.
Hơn 38 triệu người đã nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Hoa Kỳ kể từ khi áp dụng hạn chế để ngăn lây lan virus từ đầu tháng Ba.
Giám đốc Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell gần đây đã nói về khả năng thất nghiệp tăng từ 20 đến 25%, sau khi tăng lên 14,7% vào tháng Tư.
Theo Đại học Johns Hopkins, hơn 1,6 triệu người đã bị nhiễm virus corona ở Mỹ. Đại dịch đã giết chết hơn 96.000 người.