Thí sinh xin xét tuyển NV không nên vội vàng

Từ hôm qua (25/8), thí sinh (TS) chưa trúng tuyển NV1 sẽ bắt đầu đăng ký nguyện vọng (NV) xét tuyển. Mặc dù năm nay, Bộ GD-ĐT cho phép TS được điều chỉnh NV2 với cơ hội được rút hồ sơ nộp lại vào nơi khác. Nhưng theo các chuyên gia, khi đăng ký xét tuyển NV2, TS không nên quá vội vàng.

Từ hôm qua (25/8), thí sinh (TS) chưa trúng tuyển NV1 sẽ bắt đầu đăng ký nguyện vọng (NV) xét tuyển. Mặc dù năm nay, Bộ GD-ĐT cho phép TS được điều chỉnh NV2 với cơ hội được rút hồ sơ nộp lại vào nơi khác. Nhưng theo các chuyên gia, khi đăng ký xét tuyển NV2, TS không nên quá vội vàng.

Tránh “đứng núi này, trông núi nọ”

Theo ông Ngô Kim Khôi, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, một trong những điểm mới của việc xét tuyển NV2, NV3 năm nay là thời gian đăng ký xét tuyển (ĐKXT) mỗi đợt là 20 ngày (kéo dài thêm 5 ngày so với mọi năm), nhằm tạo điều kiện cho TS cân nhắc kỹ hơn và lựa chọn trường, ngành phù hợp hơn với kết quả thi và khả năng của mình để nộp hồ sơ.

dhbf
Thí sinh cần cân nhắc kỹ

Trong thời hạn quy định của mỗi đợt xét tuyển, hằng ngày các trường nhận hồ sơ ĐKXT của TS và công bố thông tin về hồ sơ ĐKXT NV2, NV3 của TS trên website của trường. Sau khi nộp hồ sơ ĐKXT vào trường, nếu TS có NV, được rút hồ sơ ĐKXT đã nộp để nộp vào trường khác có khả năng trúng tuyển cao hơn. Các trường phải tạo mọi điều kiện thuận lợi tối đa cho TS được rút hồ sơ ĐKXT đã nộp.

Ông Khôi cũng lưu ý, sau khi nộp hồ sơ ĐKXT vào trường, hằng ngày các em phải theo dõi thông tin về hồ sơ ĐKXT để cân nhắc và quyết định có nên rút hồ sơ ĐKXT hay không, không nên “đứng núi này, trông núi nọ”.

Để phòng, chống tối đa việc gian lận, Bộ quy định chỉ nhận giấy chứng nhận kết quả thi có chữ ký và đóng dấu đỏ của trường tổ chức thi (không nhận bản sao, bản photocopy). Trên mỗi giấy chứng nhận kết quả thi số 1 và số 2 năm nay, có thiết kế 2 phần để TS đăng ký xét tuyển NV2 (hoặc NV3) lần 1 và lần 2. TS rút hồ sơ ĐKXT NV2 (hoặc NV3) đã nộp lần 1 thì không tẩy xóa thông tin đã khai trong giấy chứng nhận kết quả thi, mà điền thông tin ĐKXT vào phần 2 của giấy chứng nhận kết quả thi. Trường hợp đặc biệt, nếu rút tiếp hồ sơ ĐKXT đã nộp, TS cần gửi đơn kèm theo giấy chứng nhận kết quả thi. Trong đơn ghi đầy đủ thông tin như các mục của giấy chứng nhận kết quả thi và gửi tới trường ĐKXT.

Thí sinh không nên nóng vội

Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga: “Năm nay, Bộ đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các trường thực hiện xét tuyển. Những trường ĐH, CĐ thực hiện sai quy chế tuyển sinh, Bộ sẽ kiểm tra và xử lý”.

Bên cạnh đó, những TS có điểm chỉ bằng điểm sàn xét tuyển cần tránh những ngành “nóng” thu hút nhiều thí sinh. Đơn cử, các chuyên gia cho biết có đến 33% TS đăng ký dự thi vào nhóm ngành Kinh tế - Tài chính - Ngân hàng. Đây là tỷ lệ rất cao nên tính cạnh tranh cũng mạnh hơn khối ngành khác. Bởi vậy với mức điểm thi bằng điểm sàn, TS đăng ký khối ngành này nên nộp đơn vào các trường ngoài công lập thì khả năng trúng tuyển sẽ cao hơn.

Để tìm cơ hội, TS nên chọn những ngành khó tuyển ở các trường hoặc đăng ký NV2 vào bậc CĐ để chắc chắn trúng tuyển. Đối với TS có điểm dưới mức điểm sàn ĐH, có một lựa chọn khác là đăng ký xét tuyển bậc CĐ. Trong các năm trước các ngành này có điểm xét tuyển cao hơn điểm thông báo từ 1-2 điểm, nên với điểm của các TS thì khả năng trúng tuyển sẽ cao.

Sau khi tốt nghiệp CĐ, sinh viên có thể học liên thông ngay trong năm tốt nghiệp trực tiếp tại trường. Điểm đáng lưu ý với TS khi đăng ký vào hệ CĐ là hầu hết các trường ĐH có hệ cao đẳng đều xét tuyển hệ cao đẳng bằng điểm thi ĐH, không sử dụng điểm thi của trường CĐ. Vì vậy thí sinh dự thi cần lưu ý để không gửi nhầm điểm thi CĐ với ĐH vì sẽ bị mất cơ hội xét tuyển.

Do đó, với thời gian kéo dài hơn 5 ngày, TS cần cân nhắc kỹ để có lựa chọn phù hợp với mình.

Uyên Na

Đọc thêm