Thủ đô cần thể hiện tầm vóc, không phải trung tâm sinh kế

Thể hiện sự nhất trí cao của về tính cấp thiết ban hành Luật Thủ đô, các đại biểu Quốc hội còn mong muốn dự thảo tạo cho Thủ đô những đặc thù riêng, thể hiện tầm vóc của một đất nước có nền văn hiếu lâu đời.

Thể hiện sự nhất trí cao của về tính cấp thiết ban hành Luật Thủ đô, các đại biểu Quốc hội còn mong muốn dự thảo tạo cho Thủ đô những đặc thù riêng, thể hiện tầm vóc của một đất nước có nền văn hiếu lâu đời.

Hà Nội với nền văn hiến lâu đời rất cần được gìn giữ, phát triển
Hà Nội với nền văn hiến lâu đời rất cần được gìn giữ, phát triển
Cần làm rõ đặc thù của Hà Nội, người Hà Nội
Luật Thủ đô không phải chỉ để cho Hà Nội, vì người Hà Nội, mà là để tạo dựng một Thủ đô của cả nước, trái tim của cả nước - đó là ý kiến được các đại biểu Quốc hội thể hiện rõ trong phiên họp. Cũng vì thế, các đại biểu rất mong muốn dự thảo luật phải thật hoàn chỉnh để tạo điều kiện xây dựng Thủ đô ngày càng văn minh, giàu đẹp.
Đại biểu Trần Ngọc Vinh, TP Hải Phòng, nói: “Tôi đồng ý là cần thiết phải có những cơ chế, chính sách đặc thù hơn để đầu tư xây dựng và phát triển Thủ đô so với các tỉnh, thành phố khác. Song rất tiếc là khi đọc dự thảo Luật Thủ đô lần này, tôi vẫn chưa nhìn thấy những cơ chế, chính sách đặc thù nổi bật nào cho Thủ đô”.
Đại biểu Lê Nam, Thanh Hoá, bảy tỏ những băn khoăn với dòng sông Hồng: “Sông Hồng là nơi hình thành nên kẻ chợ, nên giao thương quần tụ, Hồ Gươm, Hồ Tây, phố cổ và tạo nên cốt cách người Hà Nội. Nhưng trong luật này chưa nhắc đến sông Hồng. Ban soạn thảo ở Điều 11 có nhắc đến một số địa danh, nhưng tôi chưa thấy nói đến sông Hồng. Tôi đề nghị trong luật này cần phải nhắc đến sông Hồng".
Yêu cầu Dự thảo Luật cần có các quy định để giữ gìn các nét văn hóa của Hà Nội như khôi phục lại những nét kiến trúc của phố cổ Hà Nội, nhất là khu vực 36 phố phường cũ là ý kiến của đại biểu Nguyễn Ngọc Bảo - Vĩnh Phúc. Ông cũng cho rằng, Hà Nội cần xây dựng thêm những công viên ở ngoại ô, như những bảo tàng sống để gìn giữ văn hóa, môi trường Thủ đô. 
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa, TP Hồ Chí Minh, lại có một mong muốn cao hơn. Ông nói: "Theo tôi nếu xác định Thủ đô là Hà Nội thì nên hợp nhất hai định chế này thành Thủ đô Hà Nội, tức là không còn một thành phố Hà Nội bên cạnh Thủ đô, chỉ còn một đơn vị hành chính là Thủ đô Hà Nội. Như vậy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân không phải của Hà Nội nữa mà là Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thủ đô Hà Nội.
Người đứng đầu có thể không phải là chủ tịch Ủy ban nhân dân mà có thể là thị trưởng hay đô trưởng. Như thế chúng ta không còn khái niệm là công dân Thủ đô Hà Nội, người dân Thủ đô Hà Nội và không còn bên cạnh đó còn là người dân Hà Nội nữa. Sự tách biệt trong luật này dẫn đến sự lấn cấn về mặt quy định và đôi lúc chúng ta không phân biệt tư cách này hay tư cách kia”.
Thủ đô không phải là trung tâm sinh kế
Vấn đề quản lý cư dân được các đại biểu rất quan tâm. Đa số các  đại biểu Quốc hội đều tán thành là với một quy mô phát triển như hiện nay, với tăng dân số cơ học như hiện nay thì với cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Hà Nội chưa đáp ứng được. Cần có những biện pháp đồng bộ, kể cả về kinh tế xã hội, kể cả về biện pháp hành chính để quản lý dân cư bảo đảm cho sự phát triển bền vững của Thủ đô Hà Nội và trước hết là để tạo thuận lợi bảo đảm chất lượng sống, điều kiện làm việc tốt hơn cho người dân ở nội đô cũng như cho cả người ở ngoài thành phố Hà Nội và cả cho người nước ngoài và cũng để bảo đảm an ninh trật tự. 
Theo đại biểu Đào Trọng Thi, Thành phố Hà Nội: Cần phải quy định chặt chẽ hơn điều kiện nhập cư vào khu vực nội thành Thủ đô Hà Nội với yêu cầu về chỗ ở ổn định 3 năm tại địa điểm đăng ký nhập hộ khẩu.
Cũng theo ông Thi, nên bổ sung thêm điều kiện về diện tích nhà ở, thuê là phải đạt trên 5m2/đầu người để đảm bảo mức sống, tiêu chuẩn văn minh đô thị cao hơn cho khu vực nội thành và cũng để tránh sự "lách luật" trong việc minh chứng các điều kiện khi đăng ký nhập khẩu vào Thủ đô.
Không đề cập đến các điều kiện về hình thức, Đại biểu Nguyễn Lâm Thành, Lạng Sơn, đề nghị với đối tượng được điều động tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước đã có chỗ ở thì được đăng ký thường trú.  
Cũng theo ông Thi, đối tượng tạm cư, lao động theo thời vụ hiện chiếm một số lượng khá lớn và người lao động tạm cư, tuy đã đóng góp tích cực cho đời sống, sự phát triển của Thủ đô trong những năm vừa qua, nhưng cũng đem đến những vấn đề không nhỏ trong vấn đề quản lý trật tự, vệ sinh, môi trường, văn minh đô thị nếu không được quản lý tốt. Cần có những quy định về quản lý người tạm cư, bên cạnh việc quản lý thường trú đối với khu vực nội thành, thể hiện điều rõ ràng rằng Thủ đô là trung tâm kinh tế chứ không phải trung tâm sinh kế. 
Cho rằng đây là điều, khoản khá quan trọng trong luật - Đại biểu Phạm Trọng Nhân, Bình Dương, cho rằng việc đăng ký thường trú ở nội thành đưa ra 2 phương án lựa chọn để thắt chặt điều kiện nhập cư, như vậy là không đủ sức thuyết phục, không thể giải quyết giảm mật độ dân cư ngày càng tăng của Hà Nội. 
Theo đạo biểu tỉnh Bình Dương: "Trước khi chọn phương án, chúng ta chỉ cần trả lời một cách thấu đáo câu hỏi: "Vì sao môi trường sống chưa hẳn đã tốt nhưng người dân lại thích kéo về Thủ đô?". Phải chăng quy hoạch Thủ đô Hà Nội có vấn đề?". 
Còn Đại biểu Trương Trọng Nghĩa - TP HCM – lại lo lắng nếu không cẩn thận, Hà Nội sẽ gặp phải tình trạng người nhập cư do quan hệ huyết thống sẽ dễ dàng hơn những trường hợp có nhu cầu chính đáng, dân số nội đô sẽ tăng do quan hệ huyết thống hay hôn nhân có thể thật và giả. 
Nhật Thanh 

Đọc thêm