QĐHC, HVHC được ban hành, thực hiện cơ bản đúng pháp luật
Sau gần 2 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc cùng đại diện các Sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị tại tỉnh Đắk Lắk, cùng nghe ý kiến trao đổi, thảo luận của các thành viên Đoàn kiểm tra và ý kiến phát biểu của các đại biểu. Từ đó, cho thấy được bức tranh tương đối tổng quát về tình hình chấp hành pháp luật TTHC, THAHC của UBND, Chủ tịch UBND trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
|
Toàn cảnh buổi làm việc |
Về kết quả đạt được: Đối với công tác triển khai thi hành Luật TTHC năm 2015 và Nghị định số 71/2016/NĐ-CP đã được UBND tỉnh Đắk Lắk quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện nghiêm túc, đối với những bản án tồn đọng, UBND tỉnh Đắk Lắk cũng đã có những chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thi hành. Sau khi Ủy ban Tư pháp của Quốc hội có Báo cáo kết quả giám sát số 1246/BC-ĐGS ngày 10/5/2018, Văn phòng Chính phủ có Công văn số 10119/VPCP-V.I ngày 17/10/2018 thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình về việc thực hiện kiến nghị của Ủy ban Tư pháp và Bộ Tư pháp có Kết luận kiểm tra số 4065/BTP-ĐKTLN ngày 22/10/2018 tại tỉnh Đắk Lắk, UBND tỉnh Đắk Lắk tiếp tục ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành và Chủ tịch UBND các cấp trên địa bàn tham mưu, triển khai thực hiện nhằm thống nhất nhận thức trong bộ máy hành chính ở địa phương về trách nhiệm chấp hành pháp luật TTHC và thi hành các bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính trên địa bàn tỉnh.
Cũng trong 3 năm 2019, 2020, 2021, UBND, Chủ tịch UBND các cấp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã ban hành, thực hiện hàng chục ngàn Quyết định hành chính, hành vi hành chính (QĐHC, HVHC) trong đó, số QĐHC, HVHC bị khởi kiện, bị tuyên hủy có chiều hướng giảm dần qua các năm. Điều này cho thấy các QĐHC, HVHC được ban hành, thực hiện, cơ bản đúng pháp luật, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.
|
Ông Nguyễn Văn Lực, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS |
Về tình hình chấp hành pháp luật trong tham gia TTHC của UBND, Chủ tịch UBND trong những năm qua đã được triển khai thực hiện, Chủ tịch UBND (hoặc người đại diện) đã tham gia đối thoại, phiên hòa giải, phiên xét xử đối với 228 vụ án. Thực hiện giao nộp, tiếp cận và công khai chứng cứ bảo đảm đúng quy định của pháp luật.
Đối với công tác THAHC trong những năm qua đạt được hiệu quả nhất định, năm 2022 thi hành xong 17/70 (đến 30/9/2022) bản án và đến thời điểm Đoàn kiểm tra làm việc với UBND tỉnh Đắk Lắk địa phương đã thi hành xong 12 bản án.
Đề cao trách nhiệm trong việc tham gia đối thoại
Tuy nhiên, Đắk Lắk vẫn còn một số những tồn tại, hạn chế với một số vụ việc khó khăn, vướng mắc, người phải thi hành án đã báo cáo và đề xuất cấp có thẩm quyền đề nghị xem xét theo quy định.
Ông Võ Văn Cảnh Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhận định: Đắk Lắk là một tỉnh của Tây Nguyên có diện tích rộng với 49 dân tộc anh em cùng sinh sống, số hộ nghèo còn lớn, tình trạng di cư tự do diễn biến nhiều năm, phức tạp. UBND tỉnh Đắk Lắk xin tiếp thu những ý kiến đóng góp của các thành viên trong Đoàn Kiểm tra và thực hiện nghiêm túc những chỉ đạo, quán triệt từ Chính phủ, Bộ ngành Trung ương. Thời gian tới, UBND tỉnh Đắk Lắk tiếp tục thực hiện nghiêm việc chỉ đạo, quán triệt đối với UBND, Chủ tịch UBND để khắc phục những hạn chế, thiếu sót, tháo gỡ khó khăn, nhằm bảo đảm quyền lợi hợp pháp, chính đáng của nhân dân.
|
Ông Võ Văn Cảnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk |
Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Tư Pháp Mai Lương Khôi cho biết: Hiện nay, Quốc hội, Chính phủ đã và đang dành nhiều sự quan tâm, chỉ đạo và đặt ra những yêu cầu đối với công tác chấp hành pháp luật TTHC và THAHC của UBND, Chủ tịch UBND.
Do đó, để triển khai thực hiện một cách hiệu quả những chỉ đạo, yêu cầu đó, Thứ trưởng Mai Lương Khôi đề nghị: Đối với Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk cần quán triệt, tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Luật TTHC, các kiến nghị của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội và những chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc thi hành Luật TTHC và thi hành án hành chính trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của vụ án; Trách nhiệm tham gia đối thoại, tham gia phiên tòa và trách nhiệm tự nguyện thi hành án hành chính. Chủ tịch UBND các cấp cần nhận thức đầy đủ THAHC là công việc và là trách nhiệm của Chủ tịch UBND các cấp với cả hai vai trò là người phải thi hành án hành chính và người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của người phải thi hành án trong các vụ án hành chính ở địa phương.
Có giải pháp nâng cao chất lượng ban hành các QĐHC, thực hiện HVHC của UBND, Chủ tịch UBND các cấp cũng như các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh, nhất là trong việc lập, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, việc thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất… hạn chế tối đa những sai sót, vi phạm trong quá trình ban hành QĐHC làm phát sinh khiếu nại, khiếu kiện hành chính. Xem xét và có biện pháp xử lý trách nhiệm đối với cán bộ, công chức trong việc tham mưu ban hành các QĐHC bị Tòa án tuyên hủy.
|
Đại diện UBND TP Buôn Ma Thuột trình bày về những vướng mắc |
Đối với các vụ việc phát sinh khiếu kiện, quá trình tham gia tố tụng hành chính, đề nghị Chủ tịch UBND các cấp trên địa bàn tỉnh cần đề cao trách nhiệm trong việc tham gia đối thoại, trực tiếp tham dự các phiên tòa xét xử của Tòa án đối với các QĐHC, HVHC của UBND và của cá nhân Chủ tịch UBND, UBND bị khởi kiện. Coi đối thoại là cơ hội để giải quyết vụ việc một cách hiệu quả nhất, chủ động sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ các QĐHC, chấm dứt thực hiện các HVHC ngay khi có phát hiện vi phạm làm căn cứ để Tòa án đình chỉ vụ án.
Đối với các bản án chưa thi hành xong thuộc trách nhiệm thi hành của UBND, Chủ tịch UBND, Đoàn kiểm tra kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk có giải pháp tổ chức thi hành, chỉ đạo tổ chức thi hành nghiêm túc, dứt điểm, nhất là các bản án đã kéo dài. Trường hợp có khó khăn do quan điểm áp dụng pháp luật của Tòa án trong quá trình xét xử vụ việc, Chủ tịch UBND cần căn cứ quy định của Luật TTHC thực hiện việc kiến nghị, kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, về nguyên tắc bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan nhà nước và tổ chức, cá nhân chấp hành nghiêm. Kết quả thi hành, đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk tổng hợp chung báo cáo về Đoàn kiểm tra qua Bộ Tư pháp trước ngày 30/9/2023.
Hơn nữa, cần tăng cường đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành pháp luật TTHC và THAHC của UBND, Chủ tịch UBND cấp dưới và các cơ quan nhà nước khác thuộc thẩm quyền quản lý trên địa bàn; xem xét và xử lý nghiêm trách nhiệm đối với cá nhân, tổ chức thuộc thẩm quyền quản lý chậm thi hành án, không chấp hành, chấp hành không đúng hoặc không đầy đủ nội dung bản án, quyết định của Tòa án theo đúng quy định của Luật TTHC năm 2015 và Nghị định số 71/2016/NĐ-CP./.