Thủ tục kiểm tra chuyên ngành đang làm “mất điêm” chỉ số “Giao dịch thương mại qua biên giới”

(PLO) - Trong khi thủ tục hải quan chỉ chiếm 28% thời gian thông quan hàng hóa, thủ tục kiểm tra chuyên ngành chiếm tới 72% và làm tăng chi phí kinh doanh của DN. 
Thủ tục kiểm tra chuyên ngành đang làm “mất điêm” chỉ số “Giao dịch thương mại qua biên giới”

Vấn đề được đề cập tại Hội nghji đối thoại Hải quan với DN do Diễn đàn Kinh tế Tư nhân Việt Nam (VPSF) phối hợp với Ban Cải cách và Hiện đại hoá  - Tổng cục Hải quan, Hội Doanh nhân trẻ Thành phố Hà Nội(HanoiBA), Hiệp Hội DNNVV TP. Hà Nội (HanoiSME) tổ chức chiều nay, 26/6.

30% lô hàng vẫn phải kiểm tra chuyên ngành trước khi thông quan

Theo đại diện Tổng cục Hải quan, thực hiện Nghị quyết 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử và Kế hoạch triển khai Dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) của Bộ Tài chính, từ ngày 01/3/2017, Tổng cục Hải quan đã chính thức triển khai Hệ thống DVCTT tại địa chỉ  http://pus.customs.gov.vn. 

Hệ thống DVCTT được triển khai gồm 41 TTHC thuộc lĩnh vực hải quan, cho phép đối tượng thực hiện thủ tục là các DN, tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ điện tử và theo dõi tình trạng xử lý hồ sơ tại tất cả các đơn vị hải quan trên toàn quốc. Đối với mỗi thủ tục được cung cấp DVCTT, Tổng cục Hải quan đều đăng tải hướng dẫn, trình tự thực hiện theo quy định hiện hành.

Mặc dù đã có những cải tiến mạnh mẽ về thủ tục hành chính (TTHC) trong lĩnh vực hải quan, DN vẫn gặp nhiều khó khăn trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hoá chủ yếu do trở ngại từ thủ tục kiểm tra hàng hoá chuyên ngành. 

Đây cũng được coi là một trong những “nút thắt” trong cải cách TTHC, theo tinh thần Nghị quyết 19/NQ-CP. Trong khi thủ tục hải quan chỉ chiếm 28% thời gian thông quan hàng hóa, thủ tục kiểm tra chuyên ngành chiếm tới 72% và làm tăng chi phí kinh doanh của DN. Tổng cục Hải quan cho biết, hiện nay, tỷ lệ lô hàng phải kiểm tra chuyên ngành trước khi thông quan còn rất cao (khoảng 30%), trong khi tỷ lệ không đạt yêu cầu rất thấp, chỉ dưới 1%. Nghị quyết 19/NQ-CP đã  yêu cầu “giảm tỷ lệ các lô hàng nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành tại giai đoạn thông quan từ 30 - 35% xuống còn 15% vào năm 2016”. Tuy nhiên, mục tiêu này đến nay chưa đạt được. 

Đại diện VPSF cho biết, trong thời gian qua, VPSF đã liên tục có công văn kiến nghị về các vướng mắc kiểm tra chuyên ngành đến Văn phòng Chính phủ; Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh ; Hội đồng tư vấn cải cách TTHC của Thủ Tướng Chính phủ; Tổng cục Hải quan và Các Bộ có quy định về kiểm tra chuyên ngành. Đồng thời, tại các Hội thảo, Hội nghị do Chính phủ và các Bộ tổ chức, đại diện Lãnh đạo Ban Thư ký VPSF cũng đã có phát biểu, tham luận đưa ra những kiến nghị về các nội dung này. 

Một số kiến nghị cụ thể như: Thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu đối với thiết bị phát, thu phát sóng vô tuyến điện, giấy phép nhập khẩu hàng mobile theo invoice/shipment; Thủ tục kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu hàng nhập khẩu; Thủ tục tạm xuất tái nhập để bảo hành, sửa chữa đối với các mặt hàng thiết bị công nghệ; Nghị định 58/2016/NĐ-CP quy định chi tiết về kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự; Thủ tục kiểm dịch thực vật đối với mặt hàng Bông xơ; Đề nghị bãi bỏ thủ tục cấp Giấy Xác nhận công bố phù hợp với quy định an toàn vệ sinh thực phẩm đối với thực phẩm bổ sung theo Khoản 4 Điều 4 Nghị định 38/2012/NĐ-CP; Đề nghị bỏ giấy phép XNK tự động một số mặt hàng như phân bón, hóa chất, thép; Hàng nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh; Hàng điện tử viễn thông phi mậu dịch…

Theo đại diện VPSF, thực tế, kiểm tra chuyên ngành quá mức cần thiết đang là lực cản cơ bản đối với nỗ lực cải thiện chỉ số “Giao dịch thương mại qua biên giới”, làm tăng chi phí bất hợp lý và tạo gánh nặng quá mức đối với DN. Điều này có thể được chứng minh từ số liệu của Cục Hải quan TP. HCM cho thấy, năm 2016, đơn vị chỉ phát hiện 30/67.224 lô hàng (chiếm 0,04%) không đạt yêu cầu về kiểm tra an toàn thực phẩm.

Sẽ đánh giá chất lượng thực hiện thủ tục hành chính

Cũng theo VPSF, để tiếp tục sứ mệnh và tầm nhìn là cầu nối giữa Chính phủ và các cơ quan công quyền với khu vực tư nhân để tham vấn, đối thoại chính sách công - tư liên tục và chặt chẽ trong lĩnh vực hải quan, trong chuyên đề Cải thiện môi trường kinh doanh và thúc đẩy thuận lợi hoá thương mại, VPSF dự kiến sẽ khảo sát thông tin DN để xác định: Danh mục hàng hóa thuộc diện quản lý của nhiều Bộ/ngành hoặc áp dụng nhiều chính sách quản lý; Thông tin thực tiễn đi kèm các thủ tục để làm căn cứ đánh giá gánh nặng tuân thủ quy định; Tổng hợp danh sách hàng hóa có thể điều chỉnh trong danh mục kiểm tra chuyên ngành  theo đề xuất của DN.

Đồng thời xây dựng công cụ và tiến hành đánh giá gánh nặng tuân thủ thủ tục quản lý và kiểm tra chuyên ngành  hàng hóa xuất nhập khẩu, cụ thể: Gánh nặng tuân thủ nội dung quy định; Gánh nặng chi phí; Khả năng cải cách quy định với một số nhóm hàng sau: Nhập khẩu Linh kiện, thiết bị điện tử viễn thông; Nhập khẩu Thực phẩm chế biến sâu (sữa chua, sữa bột đóng hộp, thực phẩm đóng hộp...); Nhập khẩu trang thiết bị y tế

VPSF cũng tiến hành rà soát, cập nhật văn bản QPPL và quy định TTHC mảng Xuất nhập khẩu: Tổng hợp các văn bản QPPL và quy định TTHC mảng Xuất nhập khẩu còn vướng mắc, bất cập cần sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế; Lấy ý kiến DN về các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và quy định TTHC mảng Xuất nhập khẩu cần tham vấn.

Từ đó, báo cáo kết quả nghiên cứu và khuyến nghị phương án thực hiện cam kết ASEAN, TPP... về "DN tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa" sau quá trình đánh giá trường hợp thí điểm; Đánh giá khả năng thực hiện, lộ trình thực hiện với 1 số đối tượng DN và hàng hóa xuất nhập khẩu.

 Rà soát, đánh giá khả năng trực tuyến cấp độ 3, 4 các thủ tục trong danh mục TTHC thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia: đưa ra Báo cáo kết quả đánh giá và khuyến nghị phương án nâng cấp độ trực tuyến.

Phối hợp xây dựng Cẩm nang hướng dẫn DN, các lớp tập huấn: tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ DN thực hiện thủ tục hải quan và các thủ tục khác liên quan; hướng dẫn cơ chế thực hiện thủ tục thông qua NSW, ASW, tập huấn theo nhu cầu của DN về thủ tục Hải quan.

Đặc biết, VPSF cũng sẽ tiến hành đánh giá chất lượng thực hiện TTHC của cơ quan hải quan và các cơ quan quản lý chuyên ngành: thông qua Bộ chỉ số đánh giá chất lượng thực hiện TTHC, từ đó đưa ra kết quả đánh giá của từng cơ quan (điểm số, xếp hạng) và phân tích kết quả đánh giá.

Đọc thêm