Trao đổi với báo PLVN, Tiến sỹ Trần Quang Vinh khẳng định: Khi trong nước có thành phần là dầu cháy (thải) thì người dân tuyệt đối không dùng vào việc ăn uống. Bởi dù là loại dầu gì, sau khi bị đốt cháy, sẽ sản sinh ra các chất có nguy cơ rất cao gây bệnh ung thư.
Trả lời câu hỏi, nếu nước này đã được xử lý qua các máy lọc nước Nano, RO mà các gia đình hiện nay đang dùng, liệu có thể sử dụng, ông Vinh cho biết: Một số máy lọc nước trên thị trường hiện nay có khả năng lọc được. Tuy nhiên, với tình trạng ô nhiễm nặng như báo chí phản ánh thì lượng xử lý của máy lọc nước cũng chỉ đảm bảo được trong thời gian ngắn. Hơn nữa màng RO không xử lý được một số chất khí hữu cơ hòa tan, mà ở đây, chưa xác định được là chất gì.
Tiến sỹ Trần Quang Vinh nhấn mạnh: Nếu nước có mùi clo thì người dân chỉ cần cho nước ra thùng, để mùi clo bay hết là có thể sử dụng được, nhưng nếu là mùi khét, đặc biệt đã xác định được là mùi khét của dầu cháy (thải) thì tuyệt đối không dùng cho mục đích ăn uống.
Tiến sỹ Trần Quang Vinh – Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam - là tác giả của máy lọc nước GFlife. “Máy lọc nước GFLife áp dụng công nghệ lọc nước hoàn toàn mới trên cơ sở công nghệ Nanofiltration (NF). Đây là công nghệ có khả năng xử lý hoàn toàn màu, mùi, các chất hữu cơ, các chất cặn bẩn, độc tố, nước cứng. Đặc biệt xử lý hoàn toàn kim loại nặng và các loại vi khuẩn E.coli, Coliforms, trực khuẩn mủ xanh,… Nước sau khi lọc có các chỉ tiêu kết quả chất lượng nước công bố đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống QCVN 01:2009/BYT.