Trước đó, ngày 12/02/2020, Tổng cục DTNN đã ban hành Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua gạo DTQG năm 2020. Thời gian mở thầu ngày 12/3/2020, thời hạn nhập gạo xong trước ngày 15/6/2020.
Tuy nhiên, Tổng cục DTNN chỉ đấu thầu được 178.000 tấn/190.000 tấn gạo theo kế hoạch năm 2020, nhưng hiện có 26 DN đã được phê duyệt kết quả trúng thầu và thông báo trúng thầu nhưng có văn bản từ chối ký hợp đồng hoặc không đến ký hợp đồng, với số lượng là 170.300 tấn, chỉ có 7.700 tấn đã ký hợp đồng (đã nhập kho 3.280 tấn).
Như vậy, còn lại 182.300 tấn không ký được hợp đồng và phải tổ chức đấu thầu lại (bao gồm 12.000 tấn không trúng thầu và 170.300 tấn nhà thầu trúng thầu nhưng từ chối ký hợp đồng).
Trong số 39 DN đăng ký XK theo Quyết định 1106/QĐ-BCT của Bộ Công thương, có 04 DN từ chối ký hợp đồng hoặc không đến ký hợp đồng bán gạo với Cục DTNN khu vực nhưng đã đăng ký XK, cụ thể: TCty lương thực Miền Bắc (trúng thầu 4.500 tấn gạo nhưng đăng ký XK 7.200 tấn), Công ty TNHH Phát Tài (trúng thầu 17.940 tấn nhưng đăng ký XK 13.000 tấn; Công ty CP XNK Thuận Minh (trúng thầu 1.000 tấn nhưng đăng ký XK 8.630 tấn), Công ty CP Mỹ Tường (trúng thầu 900 tấn nhưng đăng ký XH 10.650 tấn)
Hiện theo quy định của Luật Đấu thầu, trường hợp nhà thầu trúng thầu nhưng từ chối ký kết hợp đồng thì bị thu bảo đảm dự thầu từ 1% đến 3% giá gói thầu. Theo Bộ Tài chính, mức quy định này chưa đủ ràng buộc trách nhiệm của nhà thầu khi trúng thầu. Do đó, Bộ Tài chính đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Đấu thầu để bổ sung quy định chế tài xử lý đối với công tác đấu thầu.