Theo đó, đề ra mục tiêu tăng cường việc triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách TGPL cho người khuyết tật trong năm 2016 nhằm tạo bước chuyển biến mới trong nhận thức của cộng đồng về các quyền của người khuyết tật.
Cũng theo Quyết định 960, cần đẩy mạnh hoạt động truyền thông về TGPL cho người khuyết tật để đông đảo người khuyết tật biết quyền được TGPL và tiếp cận với dịch vụ này.
Quyết định 960 yêu cầu bám sát nội dung chính sách TGPL cho người khuyết tật trong Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1019/QĐ-TTg, bảo đảm sự tiếp nối trong các hoạt động đã thực hiện trong năm 2015.
Các hoạt động phải cụ thể, khả thi, phù hợp với đặc thù của người khuyết tật; xác định rõ đơn vị có trách nhiệm thực hiện, đơn vị phối hợp và thời gian thực hiện; có sự tham gia, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức có liên quan, nhất là các cơ quan, tổ chức về người khuyết tật trong quá trình triển khai thực hiện chính sách TGPL cho người khuyết tật.
Mảng hoạt động được quan tâm hàng đầu chính là rà soát, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực TGPL bảo đảm sự tương thích với các văn bản pháp luật trong nước và quốc tế.
Trong mảng hoạt động này, các đơn vị cần rà soát, đề xuất sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực TGPL để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với Luật Người khuyết tật và Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật, đồng thời nghiên cứu, xây dựng Luật TGPL (sửa đổi) điều chỉnh hoạt động TGPL cho người khuyết tật.
Ngoài ra, còn có các hoạt động như nghiên cứu kinh nghiệm TGPL cho người khuyết tật của nước ngoài; theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính sách TGPL cho người khuyết tật…
Đối với hoạt động thực hiện TGPL cho người khuyết tật thì cần tiến hành khảo sát nhu cầu TGPL của người khuyết tật để phục vụ công tác quản lý nhà nước và triển khai các hoạt động TGPL cho người khuyết tật tại địa phương.
Không những thế, ưu tiên tổ chức TGPL với hình thức phù hợp cho các dạng tật tại nơi cư trú, sinh sống của người khuyết tật. Đặc biệt, chú trọng thực hiện vụ việc tham gia tố tụng cho người khuyết tật khi có yêu cầu đảm bảo đạt 100% người khuyết tật được TGPL khi có nhu cầu.
Để đảm bảo hiệu quả thực hiện TGPL cho người khuyết tật, đòi hỏi phải tăng cường năng lực cho đội ngũ người thực hiện TGPL. Cục TGPL và các Trung tâm TGPL Nhà nước sẽ phối hợp với các tổ chức của người khuyết tật và các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng chương trình, tài liệu tập huấn, bồi dưỡng về kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ TGPL cho người khuyết tật đối với đội ngũ người thực hiện TGPL.
Trên cơ sở tài liệu, sẽ tập huấn, bồi dưỡng về kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ TGPL cho người khuyết tật đối với đội ngũ người thực hiện TGPL, trong đó tập trung kỹ năng bào chữa; tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về việc nhận diện đối tượng TGPL là người khuyết tật cho các cán bộ tiến hành tố tụng.