Tìm hiểu kiến trúc Đấu trường La Mã cổ đại

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đấu trường La Mã (Colosseum) nằm ở thành phố Roma , được xây dựng vào khoảng năm 70 và 72 sau Công Nguyên dưới thời hoàng đế Vespasian. Công trình này hoàn thành vào năm 80 dưới sự thống trị của hoàng đế Titus. Đến khi hoàn thành, lễ khánh thành đã được tổ chức suốt 100 ngày và 100 đêm.
Đấu trường La Mã (Colosseum) (Ảnh: Sưu tầm)
Đấu trường La Mã (Colosseum) (Ảnh: Sưu tầm)

Đấu trường La Mã là nhà hát tròn lớn nhất vào thời điểm hoàn thành, với chiều dài 188m, chiều rộng 156m, chiều cao hơn 48 m. Khu đấu trường có kích thước rộng tới 83 x 48 m, bao gồm một sàn gỗ cứng phủ đầy cát nằm bên trên một công trình ngầm phức tạp được gọi là hypogeum (có nghĩa là "dưới lòng đất" trong tiếng Hy Lạp).

Khi còn nguyên vẹn, chu vi bên ngoài của đấu trường là 545m. Đến khi xây dựng, người ta đã dùng tới 100.000m đá travertine được giữ với nhau bằng 300 tấn vòng kẹp sắt. Người La Mã đã dùng hơn 25.000m khối vữa và sỏi để trộn thành một loại bê tông, đồng thời dùng hơn 1 triệu viên gạch kích cỡ khác nhau trong công trình này. Số tiền dùng để xây đấu trường được lấy từ chiến lợi phẩm trong cuộc chiến với người Do Thái vào năm 66 tới 73, ước tính khoảng 50.000 cân bạc và vàng.

Đấu trường được thiết kế như một cấu trúc gồm toàn các vòm với 240 mái vòm đã được sử dụng, mỗi tầng có 80 mái vòm. Đặc biệt, vành đai hướng tải trọng được thiết kế sang hai bên, sau đó đến các cột đỡ ở bên dưới.

Hình ảnh đấu trường La Mã từ trên cao. (Ảnh: Sưu tầm)

Hình ảnh đấu trường La Mã từ trên cao. (Ảnh: Sưu tầm)

Hàng ghế khán giả được xây dựng trên bộ khung nhân tạo dạng tổ ong, nơi các hành lang, cầu thang và đường dốc ngăn cách với nhau bằng các cột đá. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng các sàn chứa băng ghế thực chất là rỗng bên dưới. Chúng bao gồm một hệ thống hai hành lang vòm bán trụ trên sàn nhà.

Hàng ghế khán giả được xây dựng trên bộ khung nhân tạo dạng tổ ong. (Ảnh: Sưu tầm)

Hàng ghế khán giả được xây dựng trên bộ khung nhân tạo dạng tổ ong. (Ảnh: Sưu tầm)

Bên ngoài của đấu trường có các hành lang bao quanh, được thiết kế đóng khung nhờ các loại cột Doric, Lonic và Corinthian theo trật tự. Cấu trúc cột đóng vai trò làm nền tảng cho một nguyên tắc kiến trúc thời Phục Hưng, gọi là tập hợp các trật tự.

Vào thời kỳ đó, người La Mã cũng được đánh giá là rất sáng tạo khi xây dựng thành công 1 hệ thống thang máy. Ở dưới đấu trường có một hệ thống thang máy để vận chuyển động vật, các con vật sẽ được đưa vào lồng và các công nhân sẽ đưa chúng lên đấu trường. Khi chiếc lồng lên đến đấu trường, các chốt khóa sẽ mở ra và các con vật sẽ bước vào cuộc chiến.

Gần 2.000 năm đã trôi qua, công trình này vẫn trường tồn bất chấp mọi hư hại đã qua. (Ảnh: Sưu tầm)

Gần 2.000 năm đã trôi qua, công trình này vẫn trường tồn bất chấp mọi hư hại đã qua. (Ảnh: Sưu tầm)

Đấu trường La Mã ban đầu được thiết kế để chứa được 50.000 người. Sau đó, các kiến trúc sư đã mở rộng thiết kế, nâng sức chứa của công trình này lên đến 55.000 người với công dụng chính là làm nơi thi đấu của các võ sỹ. Theo ước tính, hơn 500.000 người và hơn 1 triệu động vật chết khi tham gia các trò chơi sinh tử đẫm máu nhằm mua vui cho mọi người trong thời gian công trình này hoạt động.

Không chỉ làm nơi thi đấu, đấu trường còn được dùng làm biểu diễn công chúng, tập trận giả trên biển, săn thú, kịch cổ điển, nhiều lễ hội kéo dài tới 100 ngày cũng được tổ chức tại đây. Cũng có khi người La Mã làm đấu trường ngập nước để biến nơi đây trở thành địa điểm diễn ra những trận hải chiến thú vị mua vui cho mọi người. Công trình này dẫn dần thôi được sử dụng làm nơi giải trí thời Trung Cổ. Sau này, đấu trường được sử dụng làm nhà ở, cửa hàng, tôn giáo, pháp đài…