Tìm lời giải “bài toán”… xe chính chủ

Thời gian qua, sự kiện đưa vào vận hành Nghị định 71/2012/NĐ-CP về việc xử phạt phương tiện giao thông không chính chủ đã rộ lên nhiều ý kiến trái chiều: đồng tình không ít mà phản ứng cũng chẳng kém, để trở thành đề tài “nóng bỏng” chiếm thị phần lớn trên các phương tiện thông tin đại chúng. Hóa ra lời giải cũng không khó khi nhìn theo hướng tích cực: Xử phạt cao, trước bạ thấp. Liệu có là chuyện ích nước lợi dân…?

Thời gian qua, sự kiện đưa vào vận hành Nghị định 71/2012/NĐ-CP về việc xử phạt phương tiện giao thông không chính chủ đã rộ lên nhiều ý kiến trái chiều: đồng tình không ít mà phản ứng cũng chẳng kém, để trở thành đề tài “nóng bỏng” chiếm thị phần lớn trên các phương tiện thông tin đại chúng. Hóa ra lời giải cũng không khó khi nhìn theo hướng tích cực: Xử phạt cao, trước bạ thấp. Liệu có là chuyện ích nước lợi dân…?

Xe chính chủ đang là đề tài “nóng bỏng” hiện nay. Ảnh: M.H
Xe chính chủ đang là đề tài “nóng bỏng” hiện nay. Ảnh: M.H

Quan sát các tín hiệu phản hồi

Xuất phát điểm của sự việc “lùm xùm” trong dư luận liên quan đến việc đưa vào vận hành Nghị định 71/2012/NĐ-CP: Trong đó, theo nguyên tắc của pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002 và Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì phải được phát hiện và xử lý sự việc tham gia giao thông trên các phương tiện không đứng tên chính chủ sử dụng…

Hiểu một cách cặn kẽ Nghị định 71, về việc sử dụng phương tiện giao thông mang tên người khác, quy về 2 hướng: Hành vi điều khiển phương tiện mang tên người khác nhưng là trường hợp "mượn phương tiện" đầy đủ giấy tờ theo quy định về phương tiện và người điểu khiển thì đương nhiên không vi phạm luật…

Đối với hành vi điều khiển phương tiện do mình được tặng/cho/thừa kế/chuyển nhượng... (sở hữu) nhưng chưa làm thủ tục sang tên mình thì đương nhiên vi phạm pháp luật. Đây là vấn đề không mới và đã có từ năm1995 tại Nghị định 49-CP và nay là Nghị định 71/2012/NĐ-CP, và theo nguyên tắc của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính 2002 và Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì "phải được phát hiện và xử lý".

Và cũng từ 2 vế của NĐ 71/2012/NĐ – CP, dư luận định hình theo 2 hướng: Phạm luật hay không vi phạm ???. Với trách nhiệm giải trình thuộc về cơ quan chức năng: xác định được đâu là phương tiện người dân mượn hợp pháp, đâu là phương tiện cho tặng, mua bán chưa sang tên.

Luận bàn về vấn đề thu hút sự quan tâm rộng khắp trong nhân dân và chúng tôi muốn mượn phân tích có lý có tình của chuyên gia: Theo PGS, TS. Trịnh Hòa Bình – Giám đốc Trung tâm Dư luận xã hội (Viện Xã hội học): Nguyên nhân tâm lý về việc nhiều người mua bán xe ngần ngại việc sang tên đổi chủ là bởi lệ phí trước bạ còn chưa. Chừng nào tiền trước bạ chuyển đổi sử dụng xe giảm đi thì người dân tự giác làm, nếu cao như hiện nay thì người dân không chuyển cũng chẳng làm gì được khi trong luật không có điều khoản nói rằng tôi sử dụng tài sản của người khác thì bị phạt”.

Cũng theo PGS TS Trịnh hòa Bình: Nghị định 71/2012/NĐ-CP hướng đến xử phạt những người mua xe mà không sang tên đổi chủ trong thời gian là theo luật định. Tuy nhiên, vấn đề là ai làm việc đó. Cảnh sát Giao thông không phải là người đi thu tiền cho ngành tài chính – cơ quan chịu trách nhiệm về lệ phí trước bạ trong việc sang tên đổi chủ tài sản cá nhân…

Từ phân tich sâu xa của chuyên gia xã hội học, chúng tôi tìm đến Bộ Tài Chính – cơ quan tham mưu “Tay hòm chìa khóa” của Chính Phủ, để tìm lời giải…

Bộ tài chính & bài toán... "Xe chính chủ"!

Một cán bộ của Bộ Tài chính cho biết: Quan điểm xuyên suốt của Bộ Tài chính liên quan đến việc thực hiện Nghị định số 45/2011/NĐ-CP về vấn đề thu lệ phí trước bạ đối với các phương tiện ô tô, xe máy…là phải đảm bảo ích nước lợi dân.

Theo chỉ đạo của Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ: song song với nghĩa vụ thu chi tài chính đúng và đủ, bảo đảm quy định pháp luật hiện hành cũng cần nghiên cứu vận hành đi vào cuộc sống phù hợp với tình hình thực tế và nguyện vọng của nhân dân. Nói cách đơn giản là nghiên cứu mức lệ phí trước bạ phù hợp để khuyến khích người dân tích cực sang tên đổi chủ chính danh chủ quyền phương tiện tham gia giao thông, nếu vận hành phù hợp với nguyện vọng của đa phần người dân sẽ mang về khoản thu đáng kể, vì ai mà chẳng muốn đứng tên sở hữu chính danh trên tài sản của mình…

Được biết các cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính như Vụ Chính sách Thuế  và các đơn vị liên quan (Tổng cục Thuế, Vụ Pháp chế, Viện chiến lược và chính sách tài chính) đang “vào cuộc” đầy quyết tâm theo tinh thần Thông báo số 430/TB-BTC, liên quan đến việc triển khai thực hiện Nghị định số 45/2011/NĐ-CP về lệ phí trước bạ, với ý kiến chỉ đạo rất cụ thể của Bộ trưởng Vương Đình Huệ, tập trung vào các nội dung: Rà soát lại toàn bộ thủ tục hành chính liên quan đến việc kê khai, nộp lệ phí trước bạ để đảm bảo minh bạch, đơn giản, dễ thực hiện; Đánh giá việc thu lệ phí trước bạ đối với phương tiện ô tô, mô tô, xe máy mua đi bán lại từ lần thứ 2 trở đi. Trên cơ sở đó, nghiên cứu, đề xuất phương án điều chỉnh mức thu lệ phí trước bạ với nhóm tài sản này, bảo đảm đúng quy định của pháp luật và phù hợp với tình hình thực tế

Như thế là khá rõ, các cơ quan tham mưu của chính phủ, trong đó có Bộ Tài chính đã và đang nỗ lực giải quyết nghiêm túc vấn đề nóng bỏng liên quan đến chuyện cơm áo gạo tiền của nhân dân: Vấn đề về quyền sở hữu phương tiện giao thông chính chủ và theo ghi nhận của chúng tôi sự quan tâm tìm hiểu về việc sang tên đổi chủ phương tiện giao thông của người dân tại các cơ quan đăng bộ đang tăng lên từng ngày, theo chiều hướng tích cực…

Phương Nguyễn

Đọc thêm