Tòa trả hồ sơ vụ trốn thuế tại Cty Halico

(PLO) - Vừa qua, TAND TP Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử vụ án trốn thuế tại Cty Halico. Tại tòa, bị cáo Hồ Văn Hải bị truy tố về tội Lạm dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Tuy nhiên, bị cáo Hải khai nhận đều không hề biết việc bán hàng xuất khẩu trong nước của đại lý cấp I – Cty Hoàng Lâm nên cáo trạng truy tố là không đúng.
Bị cáo Hồ Văn Hải khai không biết có sự ăn chia lợi nhuận giữa Xưởng và Trang, Tiến.
Bị cáo Hồ Văn Hải khai không biết có sự ăn chia lợi nhuận giữa Xưởng và Trang, Tiến.

“Hành trình” buôn bán rượu xuất khẩu trong nước của đại lý cấp I

Theo hồ sơ truy tố, Công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội (Halico) trực thuộc Công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (Habeco) là Doanh nghiệp Nhà nước (Nhà nước chiếm 54,29% cổ phần), Hồ Văn Hải được bổ nhiệm chức vụ Giám đốc và là đại diện theo pháp luật của Halico từ tháng 12/2006 đến tháng 9/2013.

Năm 2008, Hoàng Văn Xưởng (SN: 1971) và vợ là Đinh Thị Minh Hoa (SN: 1974) đều ĐKHKTT tại Ngõ 123 Trung Kính, Tổ 8, phường Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội) thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Dịch vụ Hoàng Lân (Cty Hoàng Lân) để hoạt động kinh doanh.

Do đã từng làm ăn và có mối quan hệ quen biết với một số đối tác nước bạn Lào nên Xưởng đã liên hệ xin Hồ Văn Hải cho Cty Hoàng Lân làm chuyên gia xuất khẩu rượu sang Lào (Đại lý cấp I) và được Hải đồng ý. Sau đó, Hải giao cho Nguyễn Thị Quỳnh Trang – nhân viên phòng phát triển thị trường của Halico làm việc với Cty Hoàng Lân.

Đến ngày 28/11/2008, Halico ký hợp đồng mua bán rượu xuất khẩu đầu tiên với Cty Hoàng Lân. 

Tính từ 17/12/2008 đến 30/12/2008, Halico đã xuất 3 hóa đơn GTGT cho Cty Hoàng Lân 5.070 thùng rượu vodka các loại. Xưởng – Hoa đã bán số hàng này cho khách hàng tại Hà Nội nhưng do chưa làm được tờ khai xuất khẩu hợp thức việc bán rượu trong nước nên dừng thực hiện hợp đồng với Halico.

Đến tháng 9/2009, Halico cử đoàn cán bộ kiểm tra tình hình thị trường tiêu thụ và phát hiện sự việc. Trang đã thỏa thuận với Xưởng – Hoa chia 30.000 đồng/thùng rượu xuất khẩu mà Halico bán cho Cty Hoàng Lân.

Ngày 31/12/2009, Halico ký hợp đồng mua bán rượu với Cty Hoàng Lân và xuất 6 hóa đơn GTGT 22.420 thùng rượu các loại. Tuy nhiên, vào tháng 4/2010, các đại lý bán lẻ trong nước phát hiện, phản ánh rượu xuất khẩu bán tại Hà Nội ảnh hưởng đến giá cả thị trường nên buộc Halico tạm dừng thực hiện hợp đồng với Cty Hoàng Lân.

Sau thời gian tạm dừng, tháng 10/2010 trong buổi khai trương Văn phòng Halico tại Lào, Xưởng gặp Hải và xin được ký tiếp hợp đồng và Hải đã dặn Xưởng gặp Nguyễn Hồng Tiến (phó phòng phát triển thị trường) để làm việc.

Sau khi ký kết hợp đồng, Halico đã đánh dấu riêng trên nắp chai và vỏ thùng đối với rượu xuất khẩu nên việc tiêu thụ trong nước dễ bị phát hiện. Xưởng đã gặp Tiến và Trang sau đó bàn bạc và đề xuất tiếp tục được bán rượu xuất khẩu ở trong nước và cả hai cùng đồng ý.

“Ăn chia lợi nhuận”

Tại phiên tòa ngày 28/4/2016, VKS công bố bản cáo trạng thể hiện: tính từ tháng 11/2008 đến tháng 2/2012, Halico đã bán cho Cty Hoàng Lân 100.902 thùng rượu Vodka Hà Nội các loại trị giá gần 47 tỷ đồng và 54.000 thùng bia lon Hà Nội trị giá 407.640 USD. Vợ chồng Xưởng – Hoa đã tiêu thụ trong nước 46.330 thùng rượu Vodka các loại và 22.225 thùng bia lon Hà Nội.

Sau đó, Cty Hoàng Lân chia cho Nguyễn Tiến Dũng (phó phòng thị trường Habeco) 540 triệu, Nguyễn Thị Quỳnh Trang (SN: 1980, trú tại ngõ 190 Lò Đúc, Đống Mác, Hai Bà Trưng, Hà Nội – nhân viên phòng phát triển thị trường Halico)  1,2 tỷ đồng, Nguyễn Thị Kim Hạnh (SN: 1973, trú tại Bách Khoa, Hai Bà Trưng, Hà Nội – cán bộ hải quan) 526 triệu đồng, Nguyễn Thị Thủy (SN: 1977, trú tại Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội - ) 215 triệu đồng, Nguyễn Hồng Tiến (phó phòng phát triển thị trường) 450 triệu, Nguyễn Tiến Dũng 200 triệu.

Tại tòa, Trang khai nhận không báo cáo với Hải về việc Trang cùng Tiến được vợ chồng Xưởng – Hoa cho tiền theo từng lô hàng xuất khẩu mua của Halico và cùng không được Hải chỉ đạo “tạo điều kiện” cho Cty Hoàng Lân bán rượu trong nước.

Việc bàn bạc với Cty Hoàng Lân chỉ có Trang và Tiến và nhận tiền từ phía vợ chồng Xưởng – Hoa.

“Có 1 lần vào dịp gần Tết, tôi có biếu anh Hải 100 triệu và nói anh Xưởng bán hàng ở bên Lào tốt gửi biếu chú” – bị cáo Trang khai nhận.

Trả lời HĐXX, Xưởng khai có 3 lần đưa tiền cho Hải, 1 lần đưa 100 triệu, 1 lần 50 triệu và 1 lần 40 triệu, tổng cộng là 190 triệu đồng vào dịp Tết và vào dịp mẹ Hải qua đời.

“Khi đưa tiền cho anh Hải, bị cáo nói do làm ăn tốt tại Lào nên đem biếu chứ anh Hải không bắt ép phải đưa bao nhiêu” – Xưởng khai rành rọt.

Trong hồ sơ vụ án, Tiến khai nhận chưa một lần nào phải biếu anh Hải và cũng chưa bao giờ anh Hải bảo Tiến phải tạo điều kiện cho Cty Hoàng Lân bán rượu xuất khẩu trong nước trốn thuế. Hải cùng không bắt Tiến chi tiền vì không biết được Tiến nhận tiền từ Cty Hoàng Lân.

Có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm!?

Bào chữa cho bị cáo Hải, Luật sư Nguyễn Hoàng Tiến – Văn phòng luật sư Đức Thịnh(Đoàn luật sư TP Hà Nội) đưa ra quan điểm, trong vụ án này bị can Nguyễn Hồng Tiến đã bị khởi tố về tội Trốn thuế theo Điều 161 BLHS nhưng ngày 4/12/2014, Cơ quan an ninh điều tra Bộ công an đã ra quyết định đình chỉ bị can số 66/ANĐT-P3 đối với Nguyễn Hồng Tiến và quyết định này đã được Vụ 2 – VKSTC phê chuẩn.

Tại tòa, Nguyễn Hồng Tiến vắng mặt không có lý do. Giữ quyền công tố tại tòa là bà Lê Thị Bảo Yến đã đề nghị HĐXX phải triệu tập Nguyễn Hồng Tiến đến tham dự phiên tòa để làm rõ hành vi phạm tội hay không phạm tội của bị cáo tại phiên tòa.

Các luật sư bào chữa của các bị cáo cũng đồng tình cũng đồng tình với đề nghị trên của Kiểm sát viên, tuy nhiên HĐXX vẫn quyết định đưa vụ án ra xét xử mà không có mặt của Tiến với lý do Nguyễn Hồng Tiến chỉ là nhân chứng, không ảnh hưởng đến việc xét xử của vụ án!!!

Trong phần xét hỏi, bị cáo Hải khai nhận từ năm 2006 đến 2013, khi được giữ chức TGĐ Cty Halico đã chuyển cơ sở sản xuất từ Hà Nội sang Bắc Ninh nhưng đã nhanh chóng khẩn chương đi vào hoạt động nên không ngừng đưa doanh thu của Cty lên gấp 3 – 4 lần so với trước đây.

Đồng thời, Cty Halico còn nhận được Huân chương lao động hạng nhất của Chủ tịch nước, bằng khen của Thủ tướng chính phủ, cá nhân bị cáo Hải cũng đã nhận được nhiều bằng khen của Thủ tướng, UBND TP Hà Nội, Chủ tịch tỉnh Bắc Ninh, Bộ trưởng Bộ Công thương...

Tại tòa, bị cáo Hải khai nhận số tiền 300 triệu của Trang và Xưởng đưa đều không biết là tiền kinh doanh, buôn bán hàng trốn thuế của Cty Hoàng Lân. Nếu bị cáo có sự đồng thuận thì đã không có hai biên bản đình chỉ ngừng cung cấp rượu cho Cty Hoàng Lân vào tháng 11/2010 và tháng 2/2012.

Theo luật sư Tiến thì đây chính là biện pháp ngăn chặn đối với sai phạm của Cty Hoàng Lân nên không thể có việc bị cáo Hải “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Đồng thời nếu có sự ăn chia bất hợp pháp giữa hai Cty thì không thể có chuyện ăn chia lợi nhuận “khập khiễng” như vậy.

Sau 1 ngày xét xử, do xuất hiện một số tình tiết chưa được làm rõ, HĐXX quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung./.

Đọc thêm