Tồn kho nặng nề, công nghiệp tiếp tục "u ám"

Chiều qua – 4/6, tại cuộc họp báo thường kỳ, Bộ Công thương đã công bố  đã công bố những số liệu đáng quan ngại về hàng tồn kho. Cụ thể, mặt hàng đường tính đến cuối tháng 5 còn tồn 367.540 tấn; thép thành phẩm tồn 320 nghìn tấn, tăng 65 nghìn tấn so với tháng trước; phôi cho sản xuất tồn 500 nghìn tấn; xi măng tồn kho 0,68 triệu tấn, clanke là 2, 15 triệu tấn.

Bộ Công thương chiều qua công bố những số liệu đáng quan ngại về hàng tồn kho. Cụ thể, mặt hàng đường tính đến cuối tháng 5 còn tồn 367.540 tấn; thép thành phẩm tồn 320.000 tấn, tăng 65.000 tấn so với tháng trước; phôi cho sản xuất tồn 500.000 tấn; xi măng tồn kho 0,68 triệu tấn, clanke là 2,15 triệu tấn.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Tình hình xuất khẩu cũng tiếp tục thiếu khả quan. Ông Hoàng Quốc Vượng – Thứ trưởng Bộ Công thương cho biết, tính chung 5 tháng đầu năm 2012, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc đạt 5.334 triệu USD, tăng 7,7% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, dù bước vào mùa cao điểm nhưng hầu hết các doanh nghiệp dệt may vẫn đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm đơn đặt hàng, các đơn hàng có xu hướng giảm giá khi các thị trường xuất khẩu chủ lực là EU và Mỹ vẫn tồn nhiều sản phẩm quần áo đông xuân, nên các nhà phân phối không nhập thêm hàng.

Cùng cảnh khó, ngành da giày cũng tiếp đối mặt tình trạng đơn hàng tiếp tục suy giảm so với cùng kỳ. Tính chung 5 tháng, sản lượng sản xuất sản phẩm giầy thể thao ước đạt 133,2 triệu đôi, giảm 2,8%; sản phẩm giầy dép, ủng da ước đạt 22,6 triệu đôi, tăng 14,2% so với cùng kỳ.

Tình hình sản xuất thép và xi măng cũng chưa thấy sáng sủa. Ông Đỗ Đức Oanh - Tổng thư ký Hiệp hội Xi măng Việt Nam than thở: quý I/2012, cả nước tiêu thụ được 10 triệu tấn xi măng, bình quân mỗi tháng khoảng 3,3 triệu tấn, trong khi sản xuất 12,7 triệu tấn, lượng tồn kho của các nhà máy lên gần 3 triệu tấn, chiếm khoảng 25%, vượt xa ngưỡng an toàn là 10%. Khó khăn lớn nhất của ngành xi măng hiện nay là lượng tồn kho lớn.

Dự kiến năm 2012, toàn ngành chỉ tiêu thụ được khoảng 46 - 47 triệu tấn, cộng với xuất khẩu được khoảng 7 triệu tấn, nghĩa là vẫn còn dư trên 10 triệu tấn không tiêu thụ được. Khi công suất dư, tồn kho tăng cao và tiêu thụ giảm, hệ lụy là trên thị trường xi măng đã diễn ra một làn sóng cạnh tranh khốc liệt.

Các doanh nghiệp sản xuất xi măng cả lớn lẫn nhỏ đang ồ ạt khuyến mãi để giải phóng lượng hàng tồn. Không chỉ đua nhau giảm giá bán, mà còn tung khuyến mãi khủng như bán 100 bao tặng thêm 10 -13 bao. Không những thế, trên cùng một địa bàn, giá bán xi măng của các DN chênh lệch nhau 80.000 - 180.000 đồng/tấn.

Mai Hoa

Đọc thêm