Tổng thống Putin: Phương Tây phớt lờ các yêu cầu chính của Nga

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tổng thống Nga giải thích rằng Moscow không thấy có phản ứng thích đáng nào đối với ba yêu cầu chính về an ninh, bao gồm không triển khai các hệ thống vũ khí tấn công gần biên giới Nga.
Các thành viên của Lực lượng Tấn công Đường không Ukraina tham dự các cuộc tập trận quân sự ở vùng Lviv, Ukraina (Ảnh phát hành ngày 1/2/2022 đăng trên Reuters)
Các thành viên của Lực lượng Tấn công Đường không Ukraina tham dự các cuộc tập trận quân sự ở vùng Lviv, Ukraina (Ảnh phát hành ngày 1/2/2022 đăng trên Reuters)

Trong phản ứng trước các đề xuất của Nga về đảm bảo an ninh, Mỹ và NATO đã phớt lờ các yêu cầu cơ bản của Moscow, Tổng thống Vladimir Putin phát biểu trong một cuộc họp báo sau cuộc hội đàm với Thủ tướng Hungary Viktor Orban.

Tổng thống cho biết họ đã trao đổi về cơ bản các ý kiến ​​liên quan đến các đề xuất về việc cung cấp cho Nga những đảm bảo pháp lý lâu dài về an ninh từ phương Tây.

"Tôi xin lưu ý rằng chúng tôi đang phân tích chặt chẽ các phản hồi bằng văn bản nhận được từ Mỹ và NATO vào ngày 26/1. Tuy nhiên, điều đó đã rõ ràng và tôi đã thông báo với Thủ tướng về điều đó, rằng những lo ngại cơ bản của Nga đã bị bỏ qua", ông Putin nói.

Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu trong cuộc họp báo sau cuộc hội đàm với Thủ tướng Hungary Viktor Orban tại Moscow, Nga ngày 1/2/2022. Ảnh: Reuters

Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu trong cuộc họp báo sau cuộc hội đàm với Thủ tướng Hungary Viktor Orban tại Moscow, Nga ngày 1/2/2022. Ảnh: Reuters

Ông giải thích rằng Moscow đã không thấy có phản ứng thích đáng đối với ba yêu cầu chính - ngăn chặn sự mở rộng của NATO, không triển khai hệ thống vũ khí tấn công gần biên giới Nga và đưa cơ sở hạ tầng quân sự của NATO ở châu Âu trở lại vị trí hiện có vào năm 1997 khi Đạo luật thành lập Nga-NATO đã được ký kết.

"Đồng thời, bỏ qua những lo ngại của chúng tôi, Hoa Kỳ và NATO nói chung đề cập đến quyền của các quốc gia được tự do lựa chọn cách thức để đảm bảo an ninh của họ. Nhưng đây không chỉ là việc trao cho ai đó quyền được tự do lựa chọn cách đảm bảo an ninh của họ”, Tổng thống Nga nhấn mạnh.

Ông nhắc lại đây chỉ là một phần của nguyên tắc nổi tiếng về tính bất khả phân của an ninh. "Phần thứ hai không thể xâm phạm được nói rằng không ai được phép tăng cường an ninh của họ với cái giá phải trả cho an ninh của các quốc gia khác", theo ông Putin.

Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng cáo buộc phương Tây cố tình tạo ra một kịch bản được thiết kế để lôi kéo nước này tham chiến, khi ông đưa ra bình luận trực tiếp đầu tiên trước công chúng về cuộc khủng hoảng kéo dài gần sáu tuần qua.

Ông Putin đã mô tả một kịch bản tiềm năng trong tương lai, trong đó Ukraine được gia nhập NATO và sau đó cố gắng tái chiếm bán đảo Crimea, thuộc Nga từ năm 2014.

"Hãy tưởng tượng Ukraine là một thành viên NATO và bắt đầu các hoạt động quân sự này. Chúng ta có phải gây chiến với khối NATO không? Có ai đưa ra suy nghĩ đó không? Rõ ràng là không", ông nói.

Phát biểu của ông Putin phản ánh một quan điểm, trong đó Nga cần phải tự bảo vệ mình, "Washington không quan tâm chủ yếu đến an ninh của Ukraine, mà chỉ nhằm kiềm chế Nga. Theo nghĩa này, bản thân Ukraine chỉ là một công cụ để đạt được mục tiêu này".

"Điều này có thể được thực hiện theo nhiều cách khác nhau, bằng cách lôi kéo chúng tôi vào một loại xung đột vũ trang nào đó và với sự giúp đỡ của các đồng minh của họ ở châu Âu, buộc chúng tôi phải đưa ra các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt mà họ đang nói đến hiện nay ở Hoa Kỳ", ông Putin nói.

Xe tăng của một lữ đoàn cơ giới của Lực lượng vũ trang Ukraine trong cuộc tập trận quân sự bên ngoài Kharkiv, Ukraine ngày 31/1/2022. Ảnh: Reuters

Nga đã điều hơn 100.000 quân đến biên giới Ukraine và các nước phương Tây nói rằng họ lo ngại Putin có thể đang lên kế hoạch xâm lược. Nga phủ nhận điều này nhưng cho biết họ có thể thực hiện các hành động quân sự không xác định trừ khi các yêu cầu an ninh của họ được đáp ứng. Các nước phương Tây nói rằng bất kỳ cuộc xâm lược nào cũng sẽ mang lại các biện pháp trừng phạt đối với Moscow.

Điện Kremlin muốn phương Tây tôn trọng một thỏa thuận năm 1999 mà không quốc gia nào có thể củng cố an ninh của mình bằng cái giá của người khác, mà nước này coi là trung tâm của cuộc khủng hoảng, Ngoại trưởng Sergei Lavrov nói.

Ông nêu ra hiến chương được ký kết tại Istanbul bởi các thành viên của Tổ chức An ninh và Hợp tác ở Châu Âu, bao gồm Hoa Kỳ và Canada, trong cuộc gọi với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken.

Ngoại trưởng Lavrov cho biết ông Blinken chấp nhận sự cần thiết phải thảo luận thêm về vấn đề này. "Nếu Tổng thống Putin thực sự không có ý định chiến tranh hoặc thay đổi chế độ, Bộ trưởng (Antony Blinke) nói với Ngoại trưởng Lavrov thì đây là thời điểm để rút quân và vũ khí hạng nặng và tham gia vào một cuộc thảo luận nghiêm túc", một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói với các phóng viên.

Mỹ sẵn sàng thảo luận để Điện Kremlin xác minh sự vắng mặt của tên lửa hành trình Tomahawk tại các căn cứ của NATO ở Romania và Ba Lan, nếu Nga chia sẻ thông tin tương tự về tên lửa tại một số căn cứ của Nga, Bloomberg đưa tin.

Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận nhưng một nguồn tin nắm rõ tình hình cho biết Hoa Kỳ chỉ đề nghị đàm phán về nhiều mối quan tâm của Nga, chẳng hạn như vấn đề kiểm soát vũ khí tại các diễn đàn thích hợp.

Đọc thêm