TP Hồ Chí Minh: Cấp bách dập dịch triệt để

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - TP Hồ Chí Minh đang là điểm nóng của dịch COVID-19 trong đợt bùng phát lần thứ 4. Do đó, nhiệm vụ cấp bách lúc này là dồn mọi nguồn lực, tập trung chỉ đạo dập dịch triệt để.
Lấy mẫu xét nghiệm nhân viên tại bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh.
Lấy mẫu xét nghiệm nhân viên tại bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh.

Tập trung chỉ đạo dập dịch

Tính đến ngày 16/6, TP HCM đã vượt mốc hơn 1.000 ca nhiễm COVID-19, với 14 chuỗi lây nhiễm trong cộng đồng ở nhiều quận, huyện. Các chuỗi lây nhiễm nhiều nhất liên quan hội Truyền giáo Phục Hưng. Ngoài ra còn một số chuỗi lây nhiễm hiện chưa xác định được nguồn lây.

Riêng trong ngày 16/6, TP HCM xuất hiện thêm ca bệnh ở bệnh viện. Cụ thể, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM đã xác nhận đơn vị này phát hiện 2 ca nghi mắc Covid-19 là một bệnh nhân khám ngoại trú cùng vợ là nhân viên Khoa Thần kinh. Hiện Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM thông báo tạm ngừng tiếp nhận bệnh nhân đến khám chữa bệnh từ 16/6 và chưa có thời gian hoạt động trở lại.

Ngoài ra, 6 nhà máy với gần 3.000 công nhân thuộc các khu công nghiệp ở quận Bình Tân, huyện Bình Chánh và Củ Chi, bị phong tỏa do ghi nhận nhiều ca COVID-19...

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, ngày 16/6, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong phân công công tác tạm thời của các thành viên Thường trực UBND TP HCM nhằm tập trung cho công tác chỉ đạo trong tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, nhằm hoàn thành tốt nhất mục tiêu kép năm 2021.

Cụ thể, phân công Phó Chủ tịch UBND TP HCM Dương Anh Đức tập trung chỉ đạo tất cả những vấn đề liên quan đến công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn TP HCM. Trong khi đó, phân công Phó chủ tịch UBND TP HCM Võ Văn Hoan tạm thời phụ trách công tác chỉ đạo, xử lý các công việc thuộc lĩnh vực công tác khác của Phó Chủ tịch Dương Anh Đức. Thời gian áp dụng phân công công tác tạm thời tính từ ngày 16/6 đến khi có chỉ đạo mới.

Cùng ngày, Phó Chủ tịch UBND TP HCM Ngô Minh Châu ký văn bản khẩn gửi UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện về tăng cường thực hiện Chỉ thị 15 tại TP HCM.

Thời gian qua, TP đã chỉ đạo các đơn vị thực hiện quyết liệt các giải pháp phòng, chống dịch COVID-19. Tuy nhiên, hiện TP phát hiện một số chuỗi lây nhiễm nCoV trong cộng đồng, biến chủng Delta làm cho tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, có nguy cơ lan nhanh.

Nhằm triệt để khoanh vùng, dập dịch và hạn chế nguồn lây nhiễm của các chùm ca bệnh mới phát sinh, UBND TP HCM chỉ đạo tăng cường tuyên truyền, vận động, tạo sự đồng thuận trong nhân dân.

UBND TP HCM cũng yêu cầu phát huy vai trò tổ công tác phòng, chống COVID-19 tại phường, xã, thị trấn và các lực lượng chức năng trong việc kiểm tra, nhắc nhở và xử phạt trường hợp không chấp hành biện pháp 5K. Đặc biệt, các trường hợp không đeo khẩu trang, không giữ khoảng cách, các trường hợp tụ tập đông người tại khu dân cư, khu đất trống và dọc bờ sông, nơi buôn bán hàng rong, nước giải khát phía trước các công ty, chung cư, tòa nhà, bệnh viện, lễ đường...

Liên quan đến công tác điều trị bệnh nhân COVID-19 trên địa bàn TP HCM, để bảo đảm công tác quản lý, chăm sóc và điều trị tốt nhất cho người bệnh, Tiểu ban điều trị - Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19, Cục Quản lý Khám chữa bệnh đề nghị Sở Y tế TPHCM chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh khẩn trương thực hiện: Tập trung tối đa mọi nguồn lực để ưu tiên quản lý, điều trị, chăm sóc toàn diện cho các ca bệnh Covid-19.

Phân tuyến điều trị các ca bệnh phù hợp tình trạng người bệnh, theo dõi chặt chẽ diễn biến của từng ca bệnh, tổ chức Hội chẩn liên khoa, liên viện, hội chẩn với Hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế qua Trung tâm quản lý, điều hành trực tuyến hỗ trợ chẩn đoán và điều trị COVID-19, Bộ Y tế (khi cần) để lên kế hoạch điều trị tốt nhất cho người bệnh…

Thông tin xuất hiện biến chủng nCoV mới là không chính xá

COVID-19

ở TP HCM, một số thông tin cho rằng nguyên nhân bắt nguồn từ việc ghi nhận biến chủng SARS-CoV-2 mới tại đây. Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn khẳng định, thông tin này không chính xác. Bộ Y tế đã kiểm tra lại thông tin từ Viện Pasteur TP HCM cho thấy, các kết quả giải trình tự gene ca bệnh trên địa bàn đều là chủng B.1617.2 nguồn gốc từ Ấn Độ (có tên gọi mới là chủng Delta).

Đánh giá tình hình hiện nay, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nhận định, TP HCM có rất nhiều chuỗi lây nhiễm trong cộng đồng. Điều này chứng tỏ mức độ lan rộng không chỉ tập trung ở một nguồn duy nhất, mà có thể từ nhiều nguồn khác nhau. Việc truy vết càng nhanh, càng thần tốc, chúng ta càng giảm được mức độ lây lan. Đây là vấn đề tôi nghĩ cần ưu tiên hơn trong đợt dịch này ở TP HCM.

Về vấn đề giãn cách xã hội thêm 14 ngày, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn hoàn toàn đồng ý với chỉ đạo của UBND TP HCM cũng như Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch của TP. “Những vùng chúng ta đã phong tỏa, khoanh vùng thì càng nhỏ càng tốt nhưng phải thực hiện rất nghiêm chỉnh các Chỉ thị 15, 16 của Thủ tướng”, ông Sơn nói. Tuy nhiên, ngoài Chỉ thị 15, TP cũng phải thực hiện Chỉ thị 15+, một số điều kiện của Chỉ thị 16 và nhiều điều kiện khác.

Thời gian tới, dịch có diễn biến phức tạp khi xuất hiện nhiều chùm ca bệnh chưa rõ nguồn lây, nên giải pháp tốt nhất vẫn là tiêm vaccine phòng Covid-19 để tạo miễn dịch cộng đồng. Theo Sở Y tế TP HCM, từ 8/3 đến nay, TP đã hoàn tất 2 đợt tiêm chủng. Đợt 3 đang diễn ra, bắt đầu từ ngày 3/6. Những người được tiêm vaccine đều thuộc diện ưu tiên. Sau 3 đợt cấp vaccine Covid-19 của Bộ Y tế, TP HCM nhận được 140.000 liều, số lượng người được tiêm chủng là hơn 74.000. Như vậy, tỷ lệ người được tiêm chủng ở TP HCM trong số 7,2 triệu dân là 1,03%...

Đọc thêm