Dùng kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu – Làm sao để không bị kháng thuốc?

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Việt Nam nằm trong danh sách các nước có tỷ lệ kháng kháng sinh rất cao, điều này ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của việc điều trị các bệnh lý nhiễm trùng, trong đó có viêm đường tiết niệu . Bởi vậy, mọi người cần hết sức cẩn trọng khi dùng thuốc kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu để đảm bảo an toàn, không bị kháng thuốc và tránh tái phát.

Cảnh báo về thực trạng kháng thuốc kháng sinh ở Việt Nam

Ở Việt Nam, điều kiện khí hậu nhiệt nóng ẩm cùng với công tác kiểm soát nhiễm khuẩn và quản lý sử dụng thuốc kháng sinh chưa nghiêm ngặt nên hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc có xu hướng gia tăng.

Nhận định về vấn đề này, PGS.TS Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh – Bộ Y tế cho biết, trong khi nhiều nước phát triển trên thế giới đang dùng thuốc kháng sinh thế hệ 1 thì ở Việt Nam phần lớn đã phải chuyển sang các thuốc thế hệ 3, 4, thậm chí là cao nhất. Các thuốc kháng sinh trị nhiễm trùng tiểu (viêm tiết niệu) thông dụng như cefotaxim, ceftriaxone bị kháng đến 80%, còn Ciprofloaxacin, Cefexim có tỷ lệ kháng trên 65%. Trong khi tốc độ phát minh ra thuốc kháng sinh chưa thể bắt kịp với tốc độ kháng thuốc của vi khuẩn thì đây vẫn là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe không chỉ riêng ở Việt Nam mà toàn thế giới.

Vi khuẩn kháng kháng sinh – Mối nguy hại lớn với sức khỏe

Vi khuẩn kháng kháng sinh – Mối nguy hại lớn với sức khỏe

Khi có hiện tượng kháng thuốc thì việc dùng những kháng sinh thông dụng sẽ không còn hiệu quả, thay vào đó là các thuốc thế hệ mới, hiệu lực mạnh và liều cao hơn. Điều này đã làm tăng nguy cơ xuất hiện tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, kích ứng dạ dày, mệt mỏi, nóng trong, suy giảm chức năng gan, thận do thuốc chuyển hóa qua gan,... Ngoài ra, nhiều chị em thường bị nhiễm nấm âm đạo do kháng sinh phá vỡ sự cân bằng vi sinh vật trong âm đạo.

Bí quyết chữa viêm tiết niệu an toàn để tránh lạm dụng kháng sinh

Điều trị viêm đường tiết niệu muốn đạt hiệu quả cao, hạn chế nguy cơ vi khuẩn kháng thuốc cần tuân thủ theo những nguyên tắc sau:

Sử dụng thuốc kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu đúng cách

- Chỉ dùng kháng sinh nếu bị viêm do vi khuẩn, không dùng cho bệnh do virus

- Dùng thuốc đúng liều lượng và thời gian, không bỏ dở giữa chừng ngay cả khi triệu chứng viêm đã thuyên giảm sau một vài ngày

- Chỉ kết hợp nhiều thuốc kháng sinh khi thật cần thiết

- Thực hiện liệu pháp kháng sinh đồ nếu có tiền sử kháng thuốc, viêm tái phát thường xuyên

Lựa chọn kháng sinh từ thảo dược tự nhiên chữa viêm tiết niệu

Mặc dù không có tác dụng nhanh như thuốc tây nhưng hoạt chất sinh học từ tự nhiên sẽ thấm sâu vào các mô, cơ quan trong hệ tiết niệu để phát huy hiệu quả và duy trì tác dụng bền vững, giảm đáng kể nguy cơ kháng thuốc. Điển hình là khi kết hợp đồng thời cả 7 vị thuốc gồm Hoàng bá, Bán biên liên, Nhọ nồi, Kim tiền thảo, Râu mèo, Râu ngô, Xa tiền tử với những công dụng nổi bật dưới đây:

- Hoàng bá, Bán biên liên: Theo nghiên cứu tại Viện khoa học dược phẩm Monash (Australia) và đại học Quốc gia Cheng Kung (Đài Loan), các hoạt chất như Berberin, Palmatin, Lobeline,... có tác dụng kháng khuẩn mạnh mẽ, ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây viêm. Ngoài ra còn giãn cơ trơn tiết niệu, giảm tình trạng sưng phù, thoát dịch do viêm.

Hoàng bá, Bán biên liên – Vị thuốc tự nhiên chứa kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu

Hoàng bá, Bán biên liên – Vị thuốc tự nhiên chứa kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu

- Xa tiền tử: Các nhà khoa học tại Đại học Kafkas (Thổ Nhĩ Kỳ) và Viện Y khoa Kaohsiung chứng minh rằng, hoạt chất plantasan, palmitic acid, arachidic acid trong thảo dược này giúp giảm viêm rõ rệt, ức chế sự sinh sôi của vi khuẩn.

- Kim tiền thảo, Râu mèo, Râu ngô: Theo kết quả tại khoa Tiết niệu – Đại học Kumamoto (Nhật Bản), Đại học Khoa học Y khoa Brazil, 3 thảo dược này có khả năng ức chế hoạt động của vi khuẩn E. Coli và chất gây viêm TNF, cải thiện tình trạng nhiễm trùng tiểu. Ngoài ra, tác dụng lợi tiểu sẽ giúp rửa trôi vi khuẩn ra ngoài, chống tái phát.

- Nhọ nồi: Theo tài liệu “Cây thuốc và động vật làm thuốc tập 2”, Nhọ nồi giúp cầm máu, giảm đau, cải thiện tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu.

Đánh giá về hiệu quả của bài thuốc từ 7 thảo dược này, PGS.TS Chu Quốc Trường – Nguyên Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền trung ương khẳng định: “Sự kết hợp của 7 thành phần này đã đáp ứng đầy đủ yêu cầu của một bài thuốc chữa viêm đường tiết niệu, giúp cải thiện triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt khó chịu, giảm tình trạng phù nề, thoát dịch ở niêm mạc và kiểm soát tốt những yếu tố căn nguyên”.

Hiện nay, tận dụng lợi ích của 7 thảo dược này, các nhà khoa học ở Viện Thực phẩm chức năng Việt Nam đã bào chế thành công sản phẩm viên uống an toàn dành cả những người bị viêm tiết niệu cấp và mãn tính, thay thế cho việc phải đun sắc thuốc thủ công như trước. Để hiểu rõ hơn về lợi ích của sản phẩm này, bạn lắng nghe chi tiết qua VIDEO TẠI ĐÂY.

Như vậy, khi dùng kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu đúng cách sẽ mang lại hiệu quả cao, hạn chế nguy cơ kháng thuốc, trong đó vai trò của thảo dược tự nhiên là không thể phủ nhận.

Mong rằng, tổng hợp những thông tin trên sẽ giúp bạn có lựa chọn an toàn để kiểm soát tốt bệnh viêm đường tiết niệu và sống vui khỏe hơn mỗi ngày.

Thông tin tham khảo: Sản phẩm chứa bộ 7 thảo dược gồm Kim tiền thảo, Râu ngô, Râu mèo, Bán biên liên, Xa tiền tử, Nhọ nồi, Hoàng bá giúp hỗ trợ giảm viêm tiết niệu hiệu quả.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Stonebye

Thành phần: Mỗi viên nén 1200mg chứa:

– Cao Râu ngô: 125mg

– Cao Kim tiền thảo: 100mg

– Cao Râu mèo: 100mg

– Xa tiền tử: 100mg

– Cao Nhọ nồi: 100mg

– Cao Bán biên liên: 75mg

– Cao Hoàng bá: 50mg

Công dụng:

Hỗ trợ lợi tiểu, hỗ trợ tăng đào thải cặn lắng trên đường tiết niệu, hỗ trợ giảm nguy cơ sỏi tiết niệu (sỏi thận, niệu quản, bàng quang), hỗ trợ giảm các triệu chứng viêm đường tiết niệu như tiểu rắt, tiểu buốt, khó tiểu tiện.

Đối tượng sử dụng:

– Người bị sỏi đường tiết niệu (sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi niệu quản)

– Người có nhiều cặn lắng trên đường tiết niệu

– Người bị tiểu rắt, khó tiểu tiện

Hướng dẫn sử dụng:

– Uống 4 – 6 viên/ngày, chia làm 2 lần/ngày

– Nên uống trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ. Nên sử dụng liên tục một đợt từ 1 -3 tháng để có hiệu quả tốt.

– Không dùng cho người bị mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm

GXNNDQC: 00338/2019/ATTP-XNQC

Tiếp thị và phân phối:

Công ty Cổ phần Trung Mỹ

Địa chỉ: ​Tòa C2, D'capitale. Số 119, Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: 0243.775.9051 – 0972.032.029

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đọc thêm