Trung Quốc mời gọi người tài về nước

Theo Chính phủ Trung Quốc, từ năm 1978 đến 2009, 1,62 triệu người Trung Quốc đã theo học trong các trường đại học ở nước ngoài và mới có 460.000 người trở về nước.

Kể từ vài năm nay, Bắc Kinh thực hiện chính sách thu hút những người đã từng đi học ở nước ngoài và định cư ở nước ngoài trở về nước làm việc. 

Shi Yigong đã rời bỏ cương vị trong trường đại học danh tiếng của Mỹ Princeton để trở về nước

Một lập luận rất đáng thuyết phục là Trung Quốc càng ngày càng mạnh hơn, hiện đang là nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới.

Theo Chính phủ Trung Quốc, từ năm 1978 đến 2009, 1,62 triệu người Trung Quốc đã theo học trong các trường đại học ở nước ngoài và mới có 460.000 người trở về nước.

Năm ngoái, 229.000 người đã ra nước ngoài học, tăng 27,5% so với năm 2008 nhưng những người trở về đã tăng lên 56% (108.000 người), trong đó đa số nhận thấy điều kiện làm việc ở Trung Quốc càng ngày càng hấp dẫn hơn.

Một trong những câu chuyện đáng lưu ý là trường hợp của Shi Yigong - một nhà sinh học phân tử 43 tuổi.

Cách đây 2 năm, Shi Yigong đã rời bỏ cương vị trong trường đại học danh tiếng của Mỹ Princeton để trở về nước, một cuộc trở về cội nguồn được Trung Quốc khuyến khích để đóng góp cho quá trình trở thành cường quốc khoa học của nước này.

Shi, người đã rời đất nước cách đây 20 năm, từ nay chịu trách nhiệm điều hành Phòng Khoa học đời sống của Trường Đại học Tsinghua ở Bắc Kinh.

Đối với chính quyền Trung Quốc, đó là một chiến thắng mới trong “chiến dịch” mời những nhân vật tài giỏi người Trung Quốc làm việc ở nước ngoài, những người mà ở Trung Quốc được đặt biệt danh là “rùa biển”.

Trung Quốc đã đóng góp rất lớn cho những tiến bộ khoa học và công nghệ ở Mỹ”, Shi nhận định, đồng thời nhắc tới “cuộc trốn chạy của người tài” ở Trung  Quốc trong quá khứ đặc biệt là vì các sự kiện chính trị như Cách mạng văn hóa (1966-1976) và sau đó là nguyên nhân thiếu tiền.

Tuy nhiên, theo đánh giá của giới phân tích, hiện vẫn còn tồn tại một số trở ngại trong khi Trung Quốc thực hiện chính sách thu hút nhân tài, chẳng hạn như: hiện tượng đạo văn vẫn còn khá phổ biến, sự thiếu tính tự chủ chính trị trong các trường đại học và một hệ thống, cơ chế còn trì trệ kìm hãm các cuộc cải cách./.

T.T (Theo AFP)