Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Hiệu trưởng Tô Văn Hòa nêu rõ, phát triển nguồn nhân lực, trong đó có nguồn nhân lực tư pháp là một trong ba đột phá chiến lược (cùng với hoàn thiện đồng bộ thể chế và xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng) đã được Đảng Cộng sản Việt Nam nhấn mạnh trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII.
Văn kiện đại hội cũng nhấn mạnh, ưu tiên phát triển nguồn lực phải được tiến hành trên cơ sở nâng cao, tạo bước chuyển biển mạnh mẽ, toàn diện, cơ bản về chất lượng giáo dục và đào tạo kết hợp với tuyển dụng nhân tài… Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09 tháng 11 năm 2022 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới cũng đã nhấn mạnh một trong ba trọng tâm của Nghị quyết là “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực pháp luật”.
Phó Hiệu trưởng Tô Văn Hòa phát biểu khai mạc Hội thảo. |
Đề án “Các giải pháp tăng cường kiểm soát và nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân luật” đang được xây dựng với hy vọng sẽ góp phần đào tạo nguồn nhân lực tư pháp trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư…
Nhận thức được tầm quan trọng đặc biệt của yếu tố con người trong sự nghiệp phát triển đất nước, Trường Đại học Luật Hà Nội đã quyết định lựa chọn chủ đề “Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực tư pháp đáp ứng yêu cầu tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” làmột trong hai chủ đề hội thảo trọng điểm thuộc Diễn đàn Luật học phát triển năm 2023.
Việc tổ chức hội thảo này nhằm mục đích tạo diễn đàn học thuật để các chuyên gia, các nhà khoa học thảo luận những vấn đề mới, cách tiếp cận mới về những vấn đề đặt ra đối với hoạt động đào tạo nguồn nhân lực tư pháp đáp ứng yêu cầu tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Toàn cảnh Hội thảo. |
Được biết, Hội thảo nhận được sự quan tâm của các nhà khoa học đầu ngành, các chuyên gia có thực tiễn dày dặn kinh nghiệm và các nghiên cứu viên tâm huyết với sự nghiệp đào tạo đến từ các cơ sở đào tạo luật trên mọi miền của đất nước. Ban tổ chức đã nhận được 26 tham luận, tập trung vào việc giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực tư pháp ở nước ta, đặc biệt trong bối cảnh tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.