Một sĩ tử ở Tuyên Quang, vừa trải qua kỳ thi ĐH 2013, sinh ra trong một gia đình rất khá giả. Bố mẹ đặt hết niềm tin vào em, và em cũng là một học sinh giỏi ở THPT. Do áp lực từ kỳ thi và từ phía gia đình mà em đã phát bệnh ngay trong phòng thi. Sau khi làm bài thứ nhất xong, sang bài thứ hai do không làm được nên em đã nôn nhiều và ngất xỉu đi.
Còn trường hợp thứ hai tại Hà Nội, một sĩ tử thi vào ĐH Bách Khoa do áp lực vì học quá giỏi mà sinh bệnh. Một tuần trước khi thi thì sĩ tử đã mất ngủ, sống trong ảo tưởng. Thế nên khi đi thi thì em tự cho mình là đỗ rồi. Biểu hiện của sự loạn thần, nên em đã không làm bài mà nhảy múa trong phòng thi.
Viện sức khỏe tâm thần, bệnh viện Bạch Mai |
Cũng có trường hợp nhập viện chỉ một sĩ tử ở Thường Tín học giỏi nên bố mẹ đặt hết niềm tin vào em. Thi xong, trong quá trình đợi kết quả do lo lắng quá mà mất ngủ, không ăn rồi đổ bệnh. Sau khi bị bệnh thì nhận được giấy báo trúng tuyển của cả hai trường mà em đã thi.
Ở Quảng Ninh, bố làm bác sĩ nhưng con bị bệnh mà không biết. Bố đi học khi con thi lớp 12. Nhưng không đỗ, sĩ tử đã rất buồn, suốt ngày khóc. Vợ ở nhà mang thầy cúng đến, thầy cúng "ra roi" để diệt quỷ trừ ma. Sau đó em bị cháy mất nửa người, mặt thì bị biến dạng do bị đánh bằng roi dâu. Sau khi bố về thì mới cho lên viện để điều trị.
Có một số sĩ tử khi thi tốt nghiệp xong rất muốn thi vào các trường ĐH, nhưng không đủ khả năng để thi cũng sinh ra bệnh, đấy gọi là rối loạn nhân cách. Vì do thời gian ôn thi nó quá dài, sĩ tử bị suy nhược về cơ thể.
Thậm chí có sĩ tử bị bệnh nặng đến cầm dao chém cả mẹ của mình. Bố đi công tác, mẹ ở nhà với con, lúc đầu thấy con buồn, chán ăn, chỉ nhốt mình trong phòng, đến khi mẹ lên phòng gọi xuống ăn cơm thì đã cầm dao chém vào mặt mẹ, lúc đó mới huy động cảnh sát đưa đi viện tâm thần. Nhưng bố về thì lại nghĩ con bị rối loạn tâm lý bình thường lại đưa về và cúng.
Hay còn có trường hợp khiến bác sĩ cũng phải bất cười, khi chính sĩ tử vì không muốn thi, không muốn gia đình thất vọng nếu mình thi trật. Nên sĩ tử đã giả vờ nôn, co giật để được nhập viện, sau khi phát hiện ra bị bệnh giả thì gia đình đã không bắt sĩ tử đó phải thi nữa.
Hồi chuông cảnh báo
Trao đổi với PLVN về các trường hợp học sinh bị bệnh tâm thần do áp lực học tập và thi cử, bác sĩ Nguyễn Văn Dũng - Trưởng phòng T4, viện Sức khỏe tâm thần, bệnh viện Bach Mai đã lý giải cơ chế sinh ra bệnh và cho rằng việc điều trị vô cùng nan giải. Và cần rung lên hồi chuông cảnh báo cho toàn xã hội khi mà liên tục các sĩ tử phải nhập viện vì bị bệnh tâm thần.
BSCK II Nguyễn Văn Dũng - chuyên ngành tâm thần, Trưởng phòng T4, viện Sức khỏe tâm thần, bệnh viện Bạch Mai. |
Một người tầm thần phải điều trị ít nhất ba tháng và sự tái lại thì phải tùy thuộc vào đó là bệnh gì. Phụ thuộc vào bệnh nhân có uống thốc không, nó còn phụ thuộc vào điều kiện gia đình có đủ tiền để mua thuốc không, rồi kiến thức hiểu biết về bệnh tâm thần của người nhà bệnh nhân.