Truyện dân gian, ký ức tuổi thơ tái hiện tại Hoa hậu Quốc gia Việt Nam

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trong đêm thi trang phục Văn hóa Dân tộc tại Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024, những thiết kế lấy cảm hứng từ đêm trung thu, chiếc đèn ông sao hay câu chuyện dân gian ăn khế trả vàng gợi nhớ đến ký ức tuổi thơ mà ai cũng đã một lần trải qua.

Trang phục Văn hóa Dân tộc là một trong những phần thi đáng mong chờ và đặc biệt của cuộc thi Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024. Lần đầu tiên tổ chức với format mới lạ, cuộc thi đã quy tụ dàn Hoa, Á hậu danh tiếng cùng 60 thí sinh tài năng đến từ các tỉnh thành trên khắp cả nước, tạo nên một đêm trình diễn mãn nhãn qua những thiết kế trang phục dân tộc độc đáo và đầy ấn tượng.

Trong đêm thi, 73 bộ trang phục được trình diễn, mang đến bữa tiệc thị giác đầy sắc màu, phản ánh sống động văn hóa, đời sống và con người khắp các tỉnh thành. Dưới sự dẫn dắt từ 3 bộ đôi mentors (cố vấn) là nhà thiết kế (NTK) Vũ Việt Hà và Văn Thành Công, NTK Phạm Sĩ Toàn và Huỳnh Bảo Toàn, NTK Nguyễn Minh Công và NTK Tín Thái, các thiết kế được đầu tư tỉ mỉ, từ chi tiết đính kết tinh tế đến kích thước hoành tráng và cấu trúc biến hóa đa dạng.

Nhiều bộ trang phục có kích thước lớn và cồng kềnh. Ảnh: SV
Nhiều bộ trang phục có kích thước lớn và cồng kềnh. Ảnh: SV

Trước đêm diễn, đạo diễn Hoàng Nhật Nam chia sẻ: “Áo dài là trang phục quốc hồn quốc túy của Việt Nam. Tà áo dài không chỉ là đặc quyền dành cho phụ nữ mà dành cho mọi giới, mọi lứa tuổi trong những ngày trọng đại. Những bộ trang phục lấy cảm hứng từ văn hóa dân tộc và giá trị tốt đẹp của văn hoá Việt Nam, danh lam thắng cảnh, loại hình nghệ thuật Việt Nam, ẩm thực, du lịch, cảnh sắc, con người tạo nên đêm diễn sắc màu”.

Nhà sử học Dương Trung Quốc cho biết: “Chúng tôi muốn nhấn mạnh bên cạnh ngôn ngữ chủ yếu là thiết kế thời trang, còn tích hợp rất nhiều ngôn ngữ nghệ thuật khác như nghệ thuật trang trí, tạo hình, thủ công, ánh sáng và sắp đặt. Và từ đó, chúng ta càng thêm yêu quý những di sản văn hóa mà cha ông để lại mà các thế hệ trẻ đã tái hiện lại bằng góc nhìn rất mới và hiện đại”.

Trong đêm thi, một số bộ trang phục khiến khán giả thích thú bởi sự giao thoa của hơi thở hiện đại và truyền thống như Nam Hải Ngọc Lân hay Ngưu Quyền. Ngoài ra, những thiết kế lấy cảm hứng từ đêm trung thu, chiếc đèn ông sao hay câu chuyện dân gian như ăn khế trả vàng cũng lại gợi nhớ đến ký ức tuổi thơ mà ai cũng đã một lần trải qua.

Hoa hậu Lương Thùy Linh diện trang phục Ánh đuốc trên ngàn, được lấy ý tưởng từ Cô Bé Đông Cuông - vị thánh cô linh thiêng chốn thượng ngàn. Tác giả muốn gửi gắm thông điệp gìn giữ, phát huy nét đẹp của tín ngưỡng thờ Mẫu và góp phần khẳng định giá trị độc đáo, đặc sắc và sức sống của di sản văn hóa đại diện cho nhân loại.
Hoa hậu Lương Thùy Linh diện trang phục Ánh đuốc trên ngàn, được lấy ý tưởng từ Cô Bé Đông Cuông - vị thánh cô linh thiêng chốn thượng ngàn. Tác giả muốn gửi gắm thông điệp gìn giữ, phát huy nét đẹp của tín ngưỡng thờ Mẫu và góp phần khẳng định giá trị độc đáo, đặc sắc và sức sống của di sản văn hóa đại diện cho nhân loại.
Hoa hậu Nguyễn Trần Khánh Vân diện thiết kế Nam Hải Ngọc Lân, thay lời tác giả truyền tải thông điệp bảo tồn cá voi là một phần rất quan trọng trong vấn đề chống biến đổi khí hậu.
Hoa hậu Nguyễn Trần Khánh Vân diện thiết kế Nam Hải Ngọc Lân, thay lời tác giả truyền tải thông điệp bảo tồn cá voi là một phần rất quan trọng trong vấn đề chống biến đổi khí hậu.
Á hậu Bùi Khánh Linh trình diễn trang phục Ngưu Quyền, dùng hình ảnh mạnh mẽ và kiên cường của con trâu để nói lên phẩm chất cần cù, siêng năng của người nông dân Việt.
Á hậu Bùi Khánh Linh trình diễn trang phục Ngưu Quyền, dùng hình ảnh mạnh mẽ và kiên cường của con trâu để nói lên phẩm chất cần cù, siêng năng của người nông dân Việt.
Với bộ trang phục Mắm ba khía, tác giả mong muốn có thể quảng bá văn hóa ẩm thực của quê hương Cà Mau đến với bạn bè trong và ngoài nước.
Với bộ trang phục Mắm ba khía, tác giả mong muốn có thể quảng bá văn hóa ẩm thực của quê hương Cà Mau đến với bạn bè trong và ngoài nước.
Bộ trang phục Tre Việt Nam được cảm tác từ hình ảnh cây măng tre đại diện cho lớp trẻ Việt Nam - tài năng, bản lĩnh và luôn cố gắng phát triển, để sau này có thể trở thành những cây tre vững chãi, trở thành niềm tự hào và biểu tượng bất diệt của dân tộc Việt Nam.
Bộ trang phục Tre Việt Nam được cảm tác từ hình ảnh cây măng tre đại diện cho lớp trẻ Việt Nam - tài năng, bản lĩnh và luôn cố gắng phát triển, để sau này có thể trở thành những cây tre vững chãi, trở thành niềm tự hào và biểu tượng bất diệt của dân tộc Việt Nam.
Trang phục Đêm thu được lấy cảm hứng từ dịp lễ Tết trung Thu, với nhiều chi tiết gắn liền với tuổi thơ của mọi người như đèn, trăng...
Trang phục Đêm thu được lấy cảm hứng từ dịp lễ Tết trung Thu, với nhiều chi tiết gắn liền với tuổi thơ của mọi người như đèn, trăng...
Dế Mèn là trang phục lấy cảm hứng một nhân vật quen thuộc trong tác phẩm nổi tiếng “Dế Mèn phiêu lưu ký” của nhà văn Tô Hoài, gắn liền với tuổi thơ qua mọi thế hệ, truyền tải thông điệp dám nghĩ dám làm, quyết tâm hành động cho những mục đích cao đẹp.
Dế Mèn là trang phục lấy cảm hứng một nhân vật quen thuộc trong tác phẩm nổi tiếng “Dế Mèn phiêu lưu ký” của nhà văn Tô Hoài, gắn liền với tuổi thơ qua mọi thế hệ, truyền tải thông điệp dám nghĩ dám làm, quyết tâm hành động cho những mục đích cao đẹp.
Thiết kế dựa trên câu chuyện “Ăn khế trả vàng” của ông cha ta truyền lại cho các thế hệ sau về đạo lý ở hiền gặp lành, cho đi để nhận lại.
Thiết kế dựa trên câu chuyện “Ăn khế trả vàng” của ông cha ta truyền lại cho các thế hệ sau về đạo lý ở hiền gặp lành, cho đi để nhận lại.
Đêm thi là sân khấu để 60 thí sinh thể hiện kỹ năng trình diễn, phong thái tự tin. Ảnh: SV
Đêm thi là sân khấu để 60 thí sinh thể hiện kỹ năng trình diễn, phong thái tự tin. Ảnh: SV

Kết quả phần thi Trang phục Văn hóa Dân tộc được công bố trong đêm Chung kết vào 28/12. Thiết kế chiến thắng sẽ đồng hành cùng tân Hoa hậu Quốc gia Việt Nam đến với Miss International - Hoa hậu Quốc tế 2025.

Đọc thêm