Hàng loạt sai phạm trong hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam

(PLO) - Cục Thương mại điện tử - Công nghệ thông tin (Bộ Công thương) cho biết, từ đầu năm 2015 đến này Cục TMĐT đã xử phạt được hơn 1 tỷ đồng đối với các hành vi vi phạm hoạt động thương mại điện tử. 
Hàng loạt sai phạm trong hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam
Theo đó, các lĩnh vực bị xử phạt cần phải kể đến như: Thiết lập website mà không thông báo hoặc đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, giả mại logo “Đã đăng ký với Bộ Công Thương”, các website vi phạm về quyền sở hữ trí tuệ….
Năm 2014, sai phạm phổ biến nhất của các website thương mại điện tử là thiết lập website mà không thông báo hoặc đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, chiếm tới 87% tổng số lỗi vi phạm. Trên 100 trường hợp vi phạm bị xử phạt trên 2 tỷ đồng.
Trong 10 tháng đầu năm 2015, Cục TMĐT và CNTT đã phối hợp với các lực lượng chức năng liên quan tiến hành kiểm tra, xử phạt vi phạm trên 60 website TMĐT bán hàng và 3 sàn giao dịch thương mại điện tử chưa tiến hành thông báo, đăng ký với số tiền lên tới trên 1 tỷ đồng.
Phỏng vấn Cục TMĐT và CNTT về hoạt động Thương mại điện tử tại Việt Nam :
Theo Thông tư 47/2014/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều tại Nghị định 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ (Nghị định 52) về TMĐT, thương nhân, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thông báo với Bộ Công Thương khi thiết lập website TMĐT bán hàng và đăng ký với Bộ Công Thương khi thiết lập website cung cấp dịch vụ TMĐT. Trường hợp thiết lập website TMĐT vừa là website TMĐT bán hàng vừa là website cung cấp dịch vụ TMĐT, thương nhân, tổ chức sẽ phải thực hiện các thủ tục thông báo và đăng ký với Bộ Công Thương.
Người tiêu dùng nên cảnh giác với các giao dịch thương mại điện tử
 Người tiêu dùng nên cảnh giác với các giao dịch thương mại điện tử

Thực tế đã cho thấy, trên nhiều website bán hàng hiện nay tại Việt Nam rất dễ để tìm thấy những sản phẩm khuyến mại giảm tới 40, 50% nhưng khi đặt hàng lại bị báo hết hàng. Hay đặt hàng thành công nhưng “nửa đường đứt gánh” do lỗi hệ thống, chất lượng sản phẩm không như hình, giao hàng không đúng thời hạn, thậm chí không giao hàng. Với một số website thương mại điện tử “dởm”, tình trạng này không phải là hiếm, do đó người dùng cần phải hết sức cảnh giác khi giao dịch.

Mặt khác, chúng ta cũng cần nhìn lại vai trò của các cơ quan chức năng trong việc quản lý những chương trình khuyến mại, giảm giá của một số đơn vị. Quy định thì có rồi nhưng xử phạt ra sao thì vẫn phải chờ sự quyết tâm của các cơ quan chức năng, mà ở đây là Bộ Công Thương và Sở Công Thương các tỉnh. Có lẽ, không chỉ riêng người tiêu dùng trông chờ vào điều này mà ngay cả các đơn vị kinh doanh cùng lĩnh vực cũng mong muốn những quy định của luật pháp được thực thi và đạt được mục tiêu cuối cùng, đó là tạo ra môi trường kinh doanh "sạch" và cùng phát triển bền vững vì quyền lợi chung của người tiêu dùng. Các doanh nghiệp nên nhớ rằng: Hãy làm ăn thực, chất lượng thực, sẽ có khách thực. Làm ăn ảo, chất lượng ảo, sẽ có khách ảo. Bán cho người tiêu dùng 1 để người ta tin dùng mua 10, chứ đừng nên bán cho người ta 10, mất niềm tin và người ta chỉ mắc lừa 1 lần.

Theo quy định tại điểm a, khoản 2 Điều 81. Nghị định số 185/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất,buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng : Phạt tiền tử 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi thiết lập website thương mại điện tử bán hàng mà không thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định./.

Đọc thêm