Tự hào sống tại con phố mang tên người chiến sĩ cộng sản Nguyễn Lương Bằng

0:00 / 0:00
0:00

(PLVN) - Người dân Hà Nội bày tỏ lòng tự hào khi được sinh sống tại con phố mang tên người chiến sĩ cộng sản kiên trung, cố Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng.

Sinh sống, đi trên con phố này dịp kỷ niệm 120 năm Ngày sinh cố Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng (2/4/1904 - 2/4/2024), nhiều người dân thấy cảm phục, tự hào về một tấm gương chiến sỹ cộng sản đã cống hiến gần như cả đời mình cho đất nước...
Sinh sống, đi trên con phố này dịp kỷ niệm 120 năm Ngày sinh cố Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng (2/4/1904 - 2/4/2024), nhiều người dân thấy cảm phục, tự hào về một tấm gương chiến sỹ cộng sản đã cống hiến gần như cả đời mình cho đất nước...
Đồng chí Nguyễn Lương Bằng là một tấm gương mẫu mực về đạo đức cách mạng, trong sáng, luôn toàn tâm, toàn ý phục vụ sự nghiệp cách mạng, phụng sự nhân dân. Tên của ông được đặt cho nhiều con đường trên khắp cả nước. Tại Hà Nội, con đường mang tên Nguyễn Lương Bằng có từ rất lâu đời.
Đồng chí Nguyễn Lương Bằng là một tấm gương mẫu mực về đạo đức cách mạng, trong sáng, luôn toàn tâm, toàn ý phục vụ sự nghiệp cách mạng, phụng sự nhân dân. Tên của ông được đặt cho nhiều con đường trên khắp cả nước. Tại Hà Nội, con đường mang tên Nguyễn Lương Bằng có từ rất lâu đời.
Phố Nguyễn Lương Bằng kéo dài từ ngã năm đường La Thành, phố Tôn Đức Thắng, phố Ô Chợ Dừa, phố Xã Đàn và phố Đông Các đến phố Tây Sơn. Đầu phố, nơi tiếp giáp với phố Tôn Đức Thắng trước đây là một trong năm cửa ô của Hà Nội, ô Thịnh Quang, sau đổi là ô Thịnh Hào, có tên nôm là ô Chợ Dừa hay ô Cầu Dừa.
Phố Nguyễn Lương Bằng kéo dài từ ngã năm đường La Thành, phố Tôn Đức Thắng, phố Ô Chợ Dừa, phố Xã Đàn và phố Đông Các đến phố Tây Sơn. Đầu phố, nơi tiếp giáp với phố Tôn Đức Thắng trước đây là một trong năm cửa ô của Hà Nội, ô Thịnh Quang, sau đổi là ô Thịnh Hào, có tên nôm là ô Chợ Dừa hay ô Cầu Dừa.
Trước đây thời Pháp thuộc và thời tạm chiếm, phố này được gọi là phố Nam Đồng và thời Cách mạng đổi là Đường Đống Đa. Tên Nguyễn Lương Bằng chính thức được đặt tên vào năm 1989 cho đến nay. Tháng 1/1999, phố được điều chỉnh kéo dài thêm đoạn từ Bệnh viện Đống Đa đến phố Hồ Đắc Di.

Trước đây thời Pháp thuộc và thời tạm chiếm, phố này được gọi là phố Nam Đồng và thời Cách mạng đổi là Đường Đống Đa. Tên Nguyễn Lương Bằng chính thức được đặt tên vào năm 1989 cho đến nay. Tháng 1/1999, phố được điều chỉnh kéo dài thêm đoạn từ Bệnh viện Đống Đa đến phố Hồ Đắc Di.

Số nhà 73 trên phố Nguyễn Lương Bằng là Đình làng Nam Đồng, có từ thế kỷ 17.
Số nhà 73 trên phố Nguyễn Lương Bằng là Đình làng Nam Đồng, có từ thế kỷ 17.
Đình Nam Đồng là một trong vài nơi thờ Thái úy Việt quốc công Lý Thường Kiệt trên địa phận kinh thành Thăng Long chính quê hương Ngài.
Đình Nam Đồng là một trong vài nơi thờ Thái úy Việt quốc công Lý Thường Kiệt trên địa phận kinh thành Thăng Long chính quê hương Ngài.
Năm 1991, đình làng Nam Đồng được xếp hạng là Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia. Lễ hội đình làng được tổ chức mỗi năm hai lần, hội mùa xuân mở đúng dịp sinh nhật vị anh hùng Lý Thường Kiệt (ngày 16-17 tháng 2 Âm lịch).
Năm 1991, đình làng Nam Đồng được xếp hạng là Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia. Lễ hội đình làng được tổ chức mỗi năm hai lần, hội mùa xuân mở đúng dịp sinh nhật vị anh hùng Lý Thường Kiệt (ngày 16-17 tháng 2 Âm lịch).
Trên phố Nguyễn Lương Bằng còn có Bệnh viện Đa khoa Đống Đa, được thành lập từ sau ngày Giải phóng thủ đô năm 1954.

Trên phố Nguyễn Lương Bằng còn có Bệnh viện Đa khoa Đống Đa, được thành lập từ sau ngày Giải phóng thủ đô năm 1954.

Hai bên phố có nhiều ngõ đánh theo số nhà, trong đó có ngõ Đình Đông (số 24), ngõ Chùa Nam Đồng (số 64), ngõ Nhà Thờ (nay là đường vào Bệnh viện Đống Đa số 180), ngõ Xã Đàn (số 39)...
Hai bên phố có nhiều ngõ đánh theo số nhà, trong đó có ngõ Đình Đông (số 24), ngõ Chùa Nam Đồng (số 64), ngõ Nhà Thờ (nay là đường vào Bệnh viện Đống Đa số 180), ngõ Xã Đàn (số 39)...
Chùa Nam Đồng nằm ở số 32 trong ngõ 64 phố Nguyễn Lương Bằng được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1992. Theo truyền thuyết, chùa có tên chữ là Càn An tự được xây dựng năm Tân Dậu (1141) niên hiệu Đại Định thứ hai đời vua Lý Anh Tông.

Chùa Nam Đồng nằm ở số 32 trong ngõ 64 phố Nguyễn Lương Bằng được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1992. Theo truyền thuyết, chùa có tên chữ là Càn An tự được xây dựng năm Tân Dậu (1141) niên hiệu Đại Định thứ hai đời vua Lý Anh Tông.

Trên tuyến phố Nguyễn Lương Bằng trồng hai hàng cây bàng lá nhỏ. Đây là loại cây tán tròn, nhiều tầng, vừa tạo bóng mát vừa đẹp mắt, phù hợp với thời tiết Thủ đô. Trong thời tiết giao mùa của Hà Nội, cây bàng lá nhỏ đang chuyển màu xanh mướt, tạo nên khung cảnh mới lạ.

Trên tuyến phố Nguyễn Lương Bằng trồng hai hàng cây bàng lá nhỏ. Đây là loại cây tán tròn, nhiều tầng, vừa tạo bóng mát vừa đẹp mắt, phù hợp với thời tiết Thủ đô. Trong thời tiết giao mùa của Hà Nội, cây bàng lá nhỏ đang chuyển màu xanh mướt, tạo nên khung cảnh mới lạ.

Gắn bó với con phố mang tên Nguyễn Lương Bằng hơn 20 năm qua, bà Nguyễn Thị Tuyết (56 tuổi) chia sẻ: "Được sinh sống tại con phố mang tên một vị anh hùng tôi rất tự hào và cũng vô cùng biết ơn những đóng góp của ông trong lịch sử, đã giúp cho người dân chúng tôi có được một cuộc sống yên bình như hôm nay. Tôi dặn dò con cháu luôn phải ghi nhớ công lao của những thế hệ đi trước".
Gắn bó với con phố mang tên Nguyễn Lương Bằng hơn 20 năm qua, bà Nguyễn Thị Tuyết (56 tuổi) chia sẻ: "Được sinh sống tại con phố mang tên một vị anh hùng tôi rất tự hào và cũng vô cùng biết ơn những đóng góp của ông trong lịch sử, đã giúp cho người dân chúng tôi có được một cuộc sống yên bình như hôm nay. Tôi dặn dò con cháu luôn phải ghi nhớ công lao của những thế hệ đi trước".
"Rất nhiều con phố ở Hà Nội gắn liền với các vị anh hùng dân tộc và phố Nguyễn Lương Bằng cũng vậy. Tôi tự hào vì đất nước có rất nhiều vị anh hùng, luôn sẵn sàng hi sinh tất cả để bảo vệ nền độc lập của đất nước. Bản thân tôi luôn sống chấp hành đúng pháp luật của nhà nước, tôi nghĩ đó cũng là một cách góp phần để đất nước ngày càng tốt đẹp", bà Giang (62 tuổi, sống tại ngõ 180 Nguyễn Lương Bằng) bày tỏ.

"Rất nhiều con phố ở Hà Nội gắn liền với các vị anh hùng dân tộc và phố Nguyễn Lương Bằng cũng vậy. Tôi tự hào vì đất nước có rất nhiều vị anh hùng, luôn sẵn sàng hi sinh tất cả để bảo vệ nền độc lập của đất nước. Bản thân tôi luôn sống chấp hành đúng pháp luật của nhà nước, tôi nghĩ đó cũng là một cách góp phần để đất nước ngày càng tốt đẹp", bà Giang (62 tuổi, sống tại ngõ 180 Nguyễn Lương Bằng) bày tỏ.

Đọc thêm