Túi thuốc an sinh truyền hy vọng cho các bệnh nhận F0 điều trị tại nhà

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Từ cuối tháng 8, Bộ Y tế phối hợp với Sở Y tế TP Hồ Chí Minh bắt đầu cấp phát túi thuốc an sinh đến tận nhà F0, thông qua hơn 400 trạm y tế lưu động. Riêng tại TP Hồ Chí Minh hiện có gần 100.000 F0 đang cách ly tại nhà, tại Bình Dương có hàng ngàn F0 đang ở nhà và con số này sẽ còn tăng hơn nữa.
TP Hồ Chí Minh đã bắt đầu thí điểm trao túi thuốc an sinh đến tận nhà F0 tại một số quận từ giữa tháng 8.
TP Hồ Chí Minh đã bắt đầu thí điểm trao túi thuốc an sinh đến tận nhà F0 tại một số quận từ giữa tháng 8.

Để góp phần giảm tải trong điều trị, giúp bệnh nhân mắc COVID-19 được tiếp cận y tế nhanh chóng, Bộ Y tế đã triển khai Chương trình điều trị có kiểm soát các trường hợp mắc COVID-19 tại nhà và cộng đồng tại TP HCM, trong đó có giải pháp cung cấp Túi thuốc an sinh “home-based care” – Túi chăm sóc F0 tại nhà.

Qua thời gian thí điểm tại TP HCM, ngành y tế nhận thấy đây là giải pháp tốt trong mô hình tháp điều trị 3 tầng hiện nay, với mục tiêu giảm thiểu tỷ lệ tử vong và chuyển nặng.

TP HCM đã bắt đầu thí điểm trao túi thuốc an sinh đến tận nhà F0 tại một số quận từ giữa tháng 8. Cụ thể trong túi thuốc mà mỗi bệnh nhân F0 nhận được bao gồm Paracetamol 500g (10 viên), Acetylcystein (10 gói), MultiVitamin (10 viên), nước sát khuẩn hầu họng (1 lọ), nước muối 0.9% (Natri Clorid 0,9%), viên C sủi Uscadimin C1g (10 viên), khẩu trang. Kèm theo mỗi túi thuốc là phiếu hướng dẫn sử dụng cụ thể.

Theo hướng dẫn của Sở Y tế TP HCM, thuốc điều trị F0 tại nhà bao gồm 3 gói: A, B, C. Gói thuốc A là những thuốc thông dụng bao gồm thuốc hạ sốt và nâng cao thể trạng, dùng trong 7 ngày, gồm: Paracetamol (uống 1 viên khi sốt) và các loại vitamin tổng hợp hoặc vitamin C (uống 2 lần/ngày).

Gói thuốc B dùng trong 3 ngày bao gồm các loại thuốc kháng viêm và kháng đông, các thuốc này chỉ được dùng khi F0 cảm thấy khó thở (nhịp thở nghỉ ngơi trên 20 lần/phút hoặc đo SpO2 dưới 95%) và chưa liên hệ được bác sĩ. Sau 3 ngày, cần có ý kiến bác sĩ về việc có dùng tiếp các thuốc này hay không.

Gói thuốc C dùng trong 5 ngày, đây là thuốc kháng virus Molnupiravir được chỉ định với trường hợp F0 có triệu chứng nhẹ, cần có cam kết khi sử dụng thuốc.

Ngoài các thuốc khác nhau trong từng gói, tất cả 3 nhóm bệnh nhân đều cần sử dụng các sản phẩm, được Bộ Y tế hướng dẫn trong quyết định 4109 ngày 26-8 về danh mục thuốc điều trị ngoại trú cho người nhiễm điều trị tại nhà, là thuốc sát khuẩn hầu họng và thuốc hỗ trợ nâng cao sức khoẻ.

Sát khuẩn hầu họng - Biện pháp ai cũng cần làm

SARS-CoV-2 là một loại cúm mùa nên có đặc tính chỉ tấn công hệ hô hấp, điểm khởi phát đầu tiên luôn ở bề mặt niêm mạc khu vực khoang mũi, hầu họng. Do vậy cần tập trung bảo vệ thật tốt vùng hầu họng và triệt để khống chế từ lúc virus bám được vào niêm mạc, không để chúng tấn công phổi và làm bệnh trở nặng.

Khi virus đã bám được vào niêm mạc mũi họng thì cần có chốt chặn được thiết lập ngay tại đây nhằm làm giảm hoặc mất hoạt lực của virus ngay khi chúng vừa bám vào niêm mạc. Tại thời điểm mới lây nhiễm, lượng virus thường ở mức thấp. Sẽ thật sai lầm, nếu chúng ta "mặc kệ" virus phát triển trong giai đoạn này. Thường xuyên nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý và súc họng thật kỹ nhiều lần bằng dung dịch sát khuẩn, có thể giảm đáng kể số lượng hạt virus vừa được sinh ra tại đây.

Biến thể Delta gây tử vong nhanh vì nồng độ virus tại mũi họng tăng rất cao trong thời gian ngắn, do vậy chốt chặn này tối quan trọng để giảm nguy cơ tử vong và phải được thực hiện quyết liệt.

Chính bác sĩ tại khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, TP HCM cũng đã nói, để phòng tránh bị nhiễm virus hay lây truyền cho người khác, chúng ta phải cố gắng ngăn chặn virus đi vào vùng hầu họng của chính mình. Đó là những phương pháp tránh tập trung chỗ đông người, đứng xa người nghi nhiễm bệnh trên 2 m, đeo khẩu trang (bất cứ loại nào), thường xuyên rửa tay và vệ sinh mũi, súc miệng họng hàng ngày.

Người Việt có truyền thống nhỏ mũi, súc họng để vệ sinh mũi họng, nhưng ít người biết rằng với những căn bệnh mới như COVID-19, biện pháp này vẫn rất hiệu quả trong phòng và điều trị bệnh. Trong hướng dẫn mới nhất về danh mục thuốc điều trị ngoại trú cho bệnh nhân COVID-19 cách ly tại nhà được Bộ Y tế phát hành cuối tháng 8 vừa qua, bên cạnh các thuốc sử dụng cho bệnh nhân để điều trị triệu chứng và tăng sức đề kháng, thì thuốc sát khuẩn hầu họng cũng được nhắc tới trong danh sách thuốc cần thiết này.

Khi súc họng cần ngửa cổ súc thật kỹ, vào sâu trong cổ họng, nên súc họng mỗi ngày 2-4 lần vào sáng và tối, súc họng sau khi gặp người lạ, khi đi ra ngoài về. Bên cạnh đó là đảm bảo dinh dưỡng, thường xuyên tập thể dục, tập thở sâu nhiều lần trong ngày.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 576.096 ca nhiễm COVID-19, hơn 99% phát hiện trong đợt dịch từ 27/4 đến nay và hiện vẫn chưa rõ thời điểm có thể kết thúc đợt dịch này. Hàng ngàn người bệnh đã tử vong cho thấy mức độ nguy hiểm của căn bệnh này.

Những diễn biến dịch COVID-19 đến giờ này cho thấy khó có thể đưa số ca bệnh trở về 0 như trước đây, mà phải "sống chung" có kiểm soát với COVID-19. Việc áp dụng dự phòng nghiêm ngặt bằng thói quen làm sạch vùng hầu họng hàng ngày và tuân thủ 5K là một trong những biện pháp hiệu quả để có thể sớm đẩy lùi dịch bệnh, giảm các tác hại đến đời sống, kinh tế và các trở ngại đến học tập, đi lại, vui chơi của người dân. Và đó cũng là cách để chúng ta sớm quay trở lại đời sống bình thường.

Đọc thêm