Tuổi nghỉ hưu nữ thấp hơn nam là ưu tiên hay thiệt thòi?

Vấn đề còn nhiều ý kiến trái chiều trong phiên họp sáng nay của QH là độ tuổi nghỉ hưu của lao động nữ. Có quan điểm cho rằng việc quy định độ tuổi nghỉ hưu của nữ thấp hơn của Nam là một sự ưu ái đối với nữ giới. Nhưng nhiều ý kiến lại cho rằng đó là một sự thiệt thòi cho lao động nữ.

Vấn đề còn nhiều ý kiến trái chiều trong phiên họp sáng nay của QH là độ tuổi nghỉ hưu của lao động nữ. Có quan điểm cho rằng việc quy định độ tuổi nghỉ hưu của nữ thấp hơn của Nam là một sự ưu ái đối với nữ giới. Nhưng nhiều ý kiến lại cho rằng đó là một sự thiệt thòi cho lao động nữ.

Quốc hội khóa XIII
Phiên họp Quốc hội khóa XIII.

Đại biểu Bùi Thị An (Hà Nội) phát biểu: “Về thời gian nghỉ hưu, nếu để nghỉ sớm, rất lãng phí. Ví như các bác sỹ, nếu chỉ 55 tuổi mà nghỉ thì phí. Và cần xem lại về sự bình đẳng đối với nữ. Nữ nghỉ trước nam, cũng mất hai bậc lương. Trong khi đó hai bậc cuối là cao. Nhiều người nghỉ hưu lại phải đi làm thêm để đủ chi tiêu.”.

Đại biểu Ngô Thị Minh (Quảng Ninh) cho rằng cần sửa đổi vài quy định khiến gây mất bình đẳng. Dẫn ra các ví dụ, bà nói: “Việc tuyển dụng, quy hoạch thì quy định độ tuổi nữ lại thấp hơn, trong khi nữ cần thời gian để nuôi con. Như vậy cơ hội thăng tiến của họ cũng thấp hơn. Nếu giữ nguyên độ tuổi về hưu như vậy, nên quy định nam 3 năm, và nữ là 2,5 năm được tăng một bậc lương. Có như thế, mới đảm bảo quyền lợi cho lao động nữ... Về lâu dài, chính phủ nên nghiên cứu kỹ về công ước về độ tuổi về hưu bằng nhau”.

Đại biểu Nguyễn Minh Phương – Cần Thơ có ý kiến: “Hiện nay có nhiều bất cập là tuổi thọ của người dân tăng cao, tuổi lao động vẫn giữa nguyên có nghĩa như vậy thời gian đóng bảo hiểm ngắn, thời gian hưởng bảo hiểm lại dài. Cần nghiên cứu điều chỉnh k1đ 189.” Theo bà Phương, cần tăng thêm tuổi nghỉ hưu đối với lao động trí thức. Lộ trình tăng cần làm từ từ, 2-3 năm tăng thêm 1 tuổi. Còn với lao động chân tay thì giữ như hiện hành.

Trong phiên họp sáng nay, đại biểu QH cũng đề nghị tăng thời gian nghỉ cho người lao động khi có việc riêng. Đại biểu Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh), đại biểu Trần Xuân Vinh (Quảng Nam) đề nghị tăng lên 2 ngày khi lao động có cưới con. Đại biểu Lê Đắc lâm (Bình Thuận) đề nghị bổ sung điều kiện người lao động được nghỉ một ngày khi anh chị em ruột chết. Đại biểu Nguyễn Thị Thanh Hòa đề nghị có chế độ đối với lao động khi nghỉ làm để đi thi, đi học nhằm nâng cao trình độ.

Vân Tùng
 

Đọc thêm