Tuyên Quang tập huấn cho doanh nghiệp về Bộ luật Dân sự

(PLVN) - Ngày 29/10, Sở Tư pháp Tuyên Quang đã tổ chức Hội nghị tập huấn Nghị định số 21/2021/NĐ-CP ngày 19/03/2021 của Chính phủ quy định thi hành bộ luật Dân sự về đảo đảm thực hiện nghĩa vụ.   
Toàn cảnh hội nghị tập huấn cho doanh nghiệp về Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
Toàn cảnh hội nghị tập huấn cho doanh nghiệp về Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

Theo đó, hội nghị với sự tham gia của ông Nguyễn Hồng Hải, Phó Cục trưởng Cục đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm, Bộ tư pháp; bà Nguyễn Thị Thược, Tỉnh uỷ viên, Giám đốc Sở Tư pháp; ngoài ra còn có các đại biểu là đại diện Sở Tài Nguyên và Môi Trường, Ngân hàng nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Tuyên Quang, các tổ chức tín dụng, chi nhánh tổ chức tín dụng, văn phòng đăng ký đất đai tỉnh, chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai huyện, thành phố, các tổ chức hành nghề công chứng, các tổ chức đại diện của doanh nghiệp, UBND một số xã, phường, thị trấn, một số Doanh nghiệp, Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh.

Phát biểu tại hội nghị, bà Nguyễn Thị Thược, Tỉnh uỷ viên, Giám đốc Sở Tư pháp, khai mạc hội nghị, giới thiệu các đơn vị tham gia và có gửi lời cảm ơn tới các lãnh đạo cơ quan ban ngành, các đơn vị, báo đài đã tham gia buổi hội nghị.

Ông Nguyễn Hồng Hải, Phó Cục trưởng Cục đăng ký quốc gia giao dịch đảm bảo, Bộ Tư PhápÔng Nguyễn Hồng Hải, Phó Cục trưởng Cục đăng ký quốc gia giao dịch đảm bảo, Bộ Tư Pháp

​Tại Hội nghị, ông Nguyễn Hồng Hải, Phó Cục trưởng Cục đăng ký quốc gia giao dịch đảm bảo, Bộ Tư Pháp, truyền đạt những nội dung Nghị định số 21/2021/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ. Nghị định hướng dẫn một số vấn đề còn chưa thống nhất trong thi hành Bộ luật Dân sự năm 2015 thuộc thẩm quyền của Chính phủ về các nội dung như: một số quy định chung, tài sản đảm bảo, xác lập thực hiện biện pháp đảm đảm thực hiện nghĩa vụ, xử lý tài sản bảo đảm.

Nghị định 21/2021/NĐ-CP đã có những giải thích khái niệm chưa được làm rõ như “Tài sản gắn liền với đất”, “Hợp đồng bảo đảm”, “Giấy chứng nhận”, hay “Thời hạn hợp lý”; tài sản dùng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ, được quy định rõ hơn như: Quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, Tài sản được tạo lập từ quyền bề mặt, quyền hưởng dụng; Giấy tờ có giá, chứng khoán, số dư tiền gửi; Quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng…tạo cơ sở pháp lý rõ ràng hơn cho các chủ thể, đặc biệt là các doanh nghiệp và ngân hàng có thể sử dụng các tài sản này làm tài sản bảo đảm cho việc huy động vốn và cấp tín dụng.

Ngoài ra, Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định cụ thể về các phương thức xử lý một số tài sản bảo đảm như: Giải quyết trường hợp bên bảo đảm hoặc người có nghĩa vụ được bảo đảm là cá nhân chết hoặc bị Tòa án ra quyết định tuyên bố là đã chết, xử lý tài sản bảo đảm là vật đồng bộ, tài sản có tài sản gắn liền, quyền đòi nợ, khoản phải thu, quyền yêu cầu thanh toán khác, giấy tờ có giá, chứng khoán, số dư tiền gửi, vận đơn, chứng từ vận chuyển. Xử lý tài sản bảo đảm là tài sản hình thành trong tương lai, xử lý tài sản thế chấp được đầu tư./.

Đọc thêm