Tại thị trường trong nước, Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm ở mức 23.151 VND/USD, tăng 3 đồng so với phiên giao dịch sáng qua.
Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước là 22.550 VND/USD ở chiều mua vào và 23.050 đồng/USD bán ra.
Tỷ giá ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại, giao dịch lúc 8h30 sáng nay:
Tỷ giá Vietcombank niêm yết ở mức 22.700 đồng/USD (mua vào) – 23.010 đồng/USD (bán ra), giảm 5 đồng cả 2 chiều mua vào và bán ra so với phiên giao dịch sáng qua.
VietinBank niêm yết tỷ giá ở mức 22.730 đồng/USD (mua vào) – 23.010 đồng/USD (bán ra), giảm 5 đồng cả 2 chiều mua vào và bán ra so với phiên giao dịch sáng qua.
BIDV niêm yết tỷ giá ở mức 22.730 đồng/USD (mua vào) – 23.010 đồng/USD (bán ra), giảm 5 đồng/lượng cả 2 chiều mua vào và bán ra so với phiên giao dịch sáng qua.
Tại thị trường thế giới (cùng giờ Việt Nam): Chỉ số Dollar Index (DXY), đo lường đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) đứng ở mức 98,52 điểm, giảm 0,27% so với phiên giao dịch trước đó. Hiện 1 Euro đổi 1,103 USD; 1 bảng Anh đổi 1,321 USD; 1 USD đổi 121,9 yên.
Đồng USD giảm khi dữ liệu trên thị trường lao động giúp các doanh nghiệp đặt kỳ vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ quyết liệt hơn trong việc thực hiện các bước để kiềm chế lạm phát.
Cụ thể, số đơn xin thất nghiệp ban đầu hàng tuần đã giảm xuống mức 187.000, mức thấp nhất kể từ tháng 9/1969 và thấp hơn mức dự báo là 212.000.
Trong khi đó, các đơn đặt hàng hàng hóa lâu bền bất ngờ giảm trong tháng 2 do các chuyến hàng bị đình trệ mặc dù nhu cầu về hàng hóa vẫn rất cao. Ngoài ra, chỉ số đo lường hoạt động kinh doanh trong tháng 3 đã tăng lên mức cao nhất trong 8 tháng gần đây.
Số liệu thống kê và những bình luận gần đây từ các quan chức Fed đã củng cố quan điểm rằng ngân hàng trung ương sẽ tăng lãi suất hơn 25 điểm cơ bản tại cuộc họp chính sách tiếp theo vào tháng 5. Theo Công cụ FedWatch của CME kỳ vọng tăng 50 điểm cơ bản tại cuộc họp sắp tới đạt 70,5%, tăng từ mức 32,9% một tuần trước đó.
Karl Schamotta, Giám đốc bộ phận chiến lược thị trường của Cambridge Global Payments tại Toronto, nhận định các dữ liệu chắc chắn hỗ trợ kịch bản nhiều đợt tăng 50 điểm lãi suất cơ bản trong năm nay, thúc đẩy đồng bạc xanh vượt trội so với hầu hết các loại tiền tệ.
Ngoài ra, Chủ tịch Fed Jerome Powell gần đây cũng đã mở ra khả năng tăng lãi suất lên hơn 25 điểm cơ bản tại các cuộc họp sắp diễn ra. Đây là một lập trường được các nhà hoạch định chính sách khác ủng hộ khi cố gắng kiềm chế lạm phát.
Hiện tại, cuộc chiến tại Ukraine đã đẩy giá dầu và các mặt hàng khác lên cao, gây thêm áp lực lạm phát leo thang.
Tại châu Âu, tăng trưởng kinh doanh của khu vực đồng euro mạnh hơn dự kiến trong khi giá cả hàng hóa đang tăng với tốc độ kỷ lục. Tình hình này có thể gây thêm áp lực lên Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) về vấn đề tăng lãi suất.