Ông Chu Xuân Hoà, Trưởng Văn phòng Thừa Phát lại Thủ đô trả lời:
Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh quy định "Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác."
Ông Chu Xuân Hòatrong một buổi giao lưu với độc giả báo PLVN
Điều 7 Thông tư liên tịch số: 09/2014/TTLT-BTP-TANDTC- VKSNDTC- BTC ban hành ngày 28/02/2014 quy định: "Vi bằng do Thừa phát lại lập là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án và là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp theo quy định của pháp luật."
Cụ thể và thực tế hơn, Vi bằng là một tài liệu bằng văn bản có hình ảnh, video, âm thanh kèm theo (nếu cần thiết). Trong tài liệu đó, Thừa phát lại sẽ mô tả, ghi nhận lại hành vi, sự kiện lập vi bằng mà đích thân Thừa phát lại chứng kiến một cách trung thực, khách quan. Tài liệu này có giá trị chứng cứ trước Tòa án nếu các bên có phát sinh tranh chấp liên quan đến sự kiện, hành vi lập vi bằng.
Hiện nay chưa có văn bản nào quy định mức giá trần khi lập vi bằng. Tuy nhiên khoản 2 Điều 7 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP quy định: “Chi phí lập vi bằng và xác minh điều kiện thi hành án do người yêu cầu và văn phòng Thừa phát lại thỏa thuận theo công việc thực hiện hoặc theo giờ làm việc.
Văn phòng Thừa phát lại và người yêu cầu có thể thỏa thuận thêm các khoản chi phí thực tế phát sinh”; Khoản 1 Điều 16 Thông tư 09 quy định: “Văn phòng Thừa phát lại quy định và niêm yết công khai khung giá về chi phí lập vi bằng và xác minh điều kiện thi hành án, trong đó xác định rõ mức tối đa, mức tối thiểu, nguyên tắc tính. Trên cơ sở khung giá đã niêm yết, người yêu cầu và văn phòng Thừa phát lại thỏa thuận về chi phí thực hiện theo công việc hoặc theo giờ làm việc và các khoản chi phí thực tế phát sinh gồm: chi phí đi lại; phí dịch vụ cho các cơ quan cung cấp thông tin; chi phí cho người làm chứng, người tham gia hoặc chi phí khác (nếu có)”.
Như vậy, pháp luật hiện nay không quy định cụ thể mức chi phí lập vi bằng của các văn phòng TPL mà để các văn phòng tự thỏa thuận với khách hàng và phụ thuộc vào chi phí thực tế phát sinh của mỗi vi bằng .
Nếu lý do TPL vi phạm thẩm quyền , phạm vi ,thủ tục cũng như các điều cấm trong việc lập Vi bằng thì TPL phải chịu trách nhiệm trước Pháp luật và phải bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra theo qui định của pháp luật ./.