Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số

“Việt Nam đã chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số và già hòa dân số sẽ tạo ra những thách thức to lớn đối với Việt Nam” – là nhận định được các chuyên gia đưa ra tại cuộc gặp gỡ báo chí về già hóa dân số ở Việt Nam do Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tổ chức sáng nay tại Hà Nội.

“Dân số Việt Nam đang già hóa một cách nhanh chóng, do tuổi thọ bình quân ngày càng tăng lên trong khi tỷ suất sinh và tỷ suất chết giảm. Tuy nhiên, đó cũng sẽ tạo ra những thách thức to lớn đối với Việt Nam” – Đó là nhận định được các chuyên gia đưa ra tại cuộc gặp gỡ báo chí về già hóa dân số ở Việt Nam do Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tổ chức sáng nay ở Hà Nội.

Chăm sóc sức khỏe tốt là một trong những yếu tố giúp tăg tuổi thọ dân số
Chăm sóc sức khỏe tốt là một trong những yếu tố giúp tăg tuổi thọ dân số

Ông Dương Quốc Trọng – Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) - khẳng định, căn cứ vào kết quả điều tra dân số năm 2009 và 2010, “Việt Nam đã chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số”.

Thời gian chuyển từ già hóa dân số sang dân số già sẽ chỉ khoảng 15 năm, nên dự báo đến năm 2025, Việt Nam sẽ có cơ cấu dân số già. So với các quốc gia có trình độ phát triển cao hơn thì tốc độ chuyển hóa cơ cấu dân số này của Việt Nam “ngắn hơn nhiều”. Đây là thành tựu to lớn trong việc cải thiện đáng kể về y tế, dinh dưỡng, phát triển kinh tế - xã hội.

Theo TS.Giang Thanh Long (Phó Viện trưởng Viện chính sách và quản lý, Đại học Kinh tế quốc dân), ở nước ta, thách thức trước mắt của tình trạng trạng “già hóa dân số”“già trước khi giàu” khi dân số già tăng nhưng tuổi thọ “khỏe mạnh” lại thấp, chi phí chữa bệnh cho một người cao tuổi bằng 7-8 lần chi phí chữa bệnh cho một trẻ em…

Nhưng một trong những thách thức lâu dài lớn nhất là số người hưởng chế độ hưu trí, trợ cấp xã hội ngày càng thấp do các bất cập trong qui định về chế độ này hiện nay. Thậm chí do xác định đối tượng hưởng chưa đúng nên có đến 30-35% (có khi là 40%) quỹ hưu trí bị chi không đúng đối tượng…

Do đó, ông Bruce Campbell – Trưởng Đại diện UNFPA tại Việt Nam – cho rằng, Việt Nam cần có các chính sách và chiến lược thực tế và phù hợp, trên cơ sở mối tương quan giữa già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế, cũng như các dịch vụ xã hội và các nhu cầu về an sinh xã hội dành cho người cao tuổi.

H.Giang

Đọc thêm