VKSND tỉnh Quảng Nam: Nhân rộng các điển hình tiên tiến tạo động lực cho phong trào TĐKT

(PLVN) - Ngày 12/10, Đoàn công tác Khối thi đua các Bộ, ngành Nội chính Trung ương về kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng năm 2022, đã làm việc với Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) tỉnh Quảng Nam.
Đoàn công tác Khối thi đua các Bộ, ngành Nội chính Trung ương làm việc với VKSND tỉnh Quảng Nam.
Đoàn công tác Khối thi đua các Bộ, ngành Nội chính Trung ương làm việc với VKSND tỉnh Quảng Nam.

Để xảy ra vi phạm, người đứng đầu không được bình xét thi đua

Theo báo cáo của VKSND tỉnh Quảng Nam, từ đầu năm, đơn vị tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2021 và ban hành Kế hoạch về công tác thi đua, khen thưởng năm 2022 và phát động toàn Ngành triển khai thực hiện. Tại buổi làm việc, Viện trưởng VKSND tỉnh Quảng Nam Trần Hoài Nam đã nhấn mạnh người đứng đầu các đơn vị phải tăng cường trách nhiệm trong mọi lĩnh vực công tác, nếu đơn vị nào chất lượng công tác chưa cao, để xảy ra oan, sai; có công chức, Kiểm sát viên vi phạm, người đứng đầu đơn vị đó phải chịu trách nhiệm trước Viện trưởng VKSND tỉnh. Người đứng đầu cũng như tập thể đơn vị đó không được bình xét thành tích thi đua cao trong năm.

Trong năm, ngành Kiểm sát tỉnh Quảng Nam đã tổ chức phát động và VKSND tỉnh Quảng Nam đăng ký danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ”; 29 đơn vị trực thuộc đăng ký danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, trong đó có 14 đơn vị đăng ký “Cờ thi đua dẫn đầu khối ngành Kiểm sát nhân dân”; 122 đồng chí đăng ký danh hiệu “Lao động tiên tiến” và 160 đồng chí đăng ký danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở”.

Đại diện lãnh đạo VKSND tỉnh Quảng Nam chia sẻ những khó khăn, vướng mắc trong công tác TĐKT

Đại diện lãnh đạo VKSND tỉnh Quảng Nam chia sẻ những khó khăn, vướng mắc trong công tác TĐKT

Năm 2022, ngành Kiểm sát tỉnh Quảng Nam tiếp tục hưởng ứng, triển khai thực hiện các phong trào thi đua theo đợt do Trung ương, địa phương và VKSND tối cao phát động, lấy phong trào thi đua làm động lực để thực hiện nhiệm vụ chính trị của Ngành, gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí; phong trào thi đua “Cán bộ, công chức, viên chức ngành KSND thi đua thực hiện văn hóa công sở” giai đoạn 2019-2025; phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” gắn với phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau”, phong trào “Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển”;

Nổi bật, phong trào thi đua “Cả nước đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch COVID-19”, VKSND tỉnh Quảng Nam đã tích cực thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 theo quy định Chính phủ, địa phương và của Ngành; chủ động làm việc với Trung tâm phòng chống dịch và kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Nam khẩn trương tiêm vắc xin mũi 3, mũi 4 cho công chức, người lao động trong thời gian sớm nhất để công chức, người lao động vừa thực hiện tốt công tác chuyên môn vừa thực hiện tốt phòng chống dịch; tổ chức test nhanh cho công chức, người lao động vào mỗi sáng Thứ 2 hàng tuần.

Xác định các Trại giam là nơi tiềm ẩn nguy cơ dễ lây lan dịch bệnh, vì vậy, căn cứ vào tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh, lãnh đạo Viện đã ban hành văn bản để cùng phối hợp với các Trại triển khai thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch bệnh như: đề nghị tổ chức cho CBCS trực chiến 100% quân số trong thời gian dịch bùng phát phức tạp trên địa bàn tỉnh, thành lập tổ y tế thường xuyên giám sát dịch bệnh tại cổng đối với tất cả mọi người đến các Trại làm việc, bố trí khu giam cách ly đối với số phạm nhân mới vào Trại, đề xuất Trại thiết kế bàn làm việc có vách ngăn và kính chắn giọt bắn (cho cả cán bộ tố tụng và người bị tạm giữ, tạm giam) để phục vụ cho cán bộ làm việc với người bị tạm giữ, tạm giam.

Thành viên Đoàn công tác góp ý công tác TĐKT với VKSND tỉnh Quảng Nam

Thành viên Đoàn công tác góp ý công tác TĐKT với VKSND tỉnh Quảng Nam

Đại diện Kiểm toán Nhà nước chia sẻ kinh nghiệm để công tác TĐKT đơn vị Quảng Nam đạt nhiều kết quả như mong muốn

Đại diện Kiểm toán Nhà nước chia sẻ kinh nghiệm để công tác TĐKT đơn vị Quảng Nam đạt nhiều kết quả như mong muốn

Phối hợp cùng với cơ quan chức năng giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh, không bị bất ngờ trong mọi tình huống, đấu tranh với các thế lực thù địch trong và ngoài nước lợi dụng tình hình dịch bệnh để gây rối, chống phá.

Bên cạnh việc tích cực triển khai thực hiện các phong trào thi đua nêu trên, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng VKSND tỉnh Quảng Nam còn phát động phong trào thi đua “Nâng cao kỹ năng soạn thảo các văn bản hành chính trong ngành Kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Nam”.

Tìm ra những kinh nghiệm hay, khen thưởng đúng mức

Ngoài yếu tố khách quan, minh bạch, công tác khen thưởng cũng được VKSND tỉnh Quảng Nam đảm bảo tính kịp thời. Đối tượng được khen thưởng, lĩnh vực được khen thưởng được mở rộng và ưu tiên cho công chức và người lao động trực tiếp thực hiện nhiệm vụ, không giới hạn ở các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ mà những tập thể, cá nhân lập thành tích trong các phong trào thi đua như thể dục, thể thao, văn nghệ hay các tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên... đều được xét khen thưởng. Công tác khen thưởng được thực hiện có nền nếp, đáp ứng được yêu cầu phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị, chất lượng khen thưởng được nâng lên và có sự chuyển biến rõ nét.

Đại diện Bộ Tư pháp đặt câu hỏi về các chỉ tiêu khen thưởng trong phong trào TĐKT của VKSND tỉnh Quảng Nam

Đại diện Bộ Tư pháp đặt câu hỏi về các chỉ tiêu khen thưởng trong phong trào TĐKT của VKSND tỉnh Quảng Nam

Ngoài ra, nhận thức đúng vị trí, vai trò của phong trào thi đua đối với việc xây dựng đơn vị và con người vững mạnh, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của đơn vị, Viện trưởng VKSND tỉnh đã chỉ đạo quan tâm phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt; coi đây là biện pháp quan trọng tạo động lực mạnh mẽ cho phong trào. Để đảm bảo việc thực hiện có hiệu quả hoạt động thi đua, khen thưởng cũng như thực hiện quy định về công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Kiểm sát tỉnh Quảng Nam, VKSND tỉnh Quảng Nam đã thành lập Hội đồng Thi đua - Khen thưởng, kiện toàn Hội đồng khi có sự thay đổi về nhân sự.

Kết thúc mỗi đợt thi đua đều có tiến hành sơ kết, đánh giá biểu dương, khen thưởng kịp thời những tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc, tiếp tục bồi dưỡng, nhân rộng nhiều điển hình tiên tiến, nhiều cá nhân tiêu biểu tạo nên sự lan toả trong toàn Ngành, qua đó thu hút đông đảo công chức, người lao động tích cực hưởng ứng, ra sức thi đua lập nhiều thành tích tiêu biểu xuất sắc, hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác, góp phần phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Vấn đề mấu chốt trong công tác sơ kết, tổng kết phong trào thi đua là đúc rút tìm ra những kinh nghiệm hay, chọn được tập thể và cá nhân tiên tiến xuất sắc, đồng thời khen thưởng đúng mức để động viên công chức, người lao động phấn đấu thực hiện tích cực hơn nữa.

Theo bà Nguyễn Thị Tố Nga, Vụ trưởng Vụ thi đua- Khen thưởng (Bộ Tư pháp), kết quả công tác thi đua, khen thưởng ngành Kiểm sát tỉnh Quảng Nam thời gian qua có nhiều sáng kiến, cách làm hay. Tuy nhiên, bà Nga cũng chia sẻ khó khăn, vướng mắc như hiện nay, công tác thi đua, khen thưởng của VKSND tỉnh Quảng Nam chưa có công chức chuyên trách, chỉ có công chức kiêm nhiệm nên ít nhiều ảnh hưởng đến việc phát động, sơ kết, tổng kết các phong trào.

Vụ trưởng Vụ Thi đua- Khen thưởng và Đoàn công tác ghi nhận kiến nghị của VKSND tỉnh Quảng Nam.

Vụ trưởng Vụ Thi đua- Khen thưởng và Đoàn công tác ghi nhận kiến nghị của VKSND tỉnh Quảng Nam.

Bên cạnh đó, Vụ trưởng Vụ Thi đua- Khen thưởng và Đoàn công tác cũng ghi nhận kiến nghị của VKSND tỉnh Quảng Nam mong muốn các cơ quan Trung ương quan tâm, sửa đổi các quy định về xét sáng kiến ngành để tạo điều kiện cho các cá nhân đạt được các danh hiệu thi đua cao. Đơn cử như, quy định của Luật Thi đua - Khen thưởng cũng như những quy định của Ngành liên quan đến công tác thi đua, khen thưởng quy định cá nhân để được xét tặng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua Ngành”, “Chiến sỹ thi đua toàn quốc” phải đảm bảo điều kiện “có sáng kiến hoặc đề tài nghiên cứu khoa học được áp dụng đem lại hiệu quả cao, có phạm vi ảnh hưởng trong toàn Ngành, được Viện trưởng VKSND tối cao xem xét, công nhận…”, gây khó khăn cho các cá nhân đã có sự nỗ lực, phấn đấu, đạt thành tích tiêu biểu xuất sắc trong công tác nhưng không được xét tặng danh hiệu nêu trên, nhất là các cá nhân công tác ở cấp huyện do hầu hết sáng kiến chỉ dừng lại ở cấp sáng kiến cơ sở, phạm vi áp dụng hẹp, chủ yếu áp dụng được ở địa phương.

Đọc thêm