Theo quy định pháp luật dân sự thì tài sản gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản; Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
Như vậy dây chuyền, nhẫn, … là tài sản và không phải đăng ký quyền sở hữu. Và khi cô dâu được tặng cho tài sản từ mẹ chồng thì việc tặng cho đã hoàn tất, quyền sở hữu tài sản đã được chuyển dịch từ người tặng cho sang người được tặng cho.
Mặt khác, tại Điều 457 Bộ luật Dân sự năm 2015, hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên. Theo đó, bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận. Do vây, quà cưới cũng được coi là một loại hợp đồng tặng cho tài sản
Ngoài ra, Điều 458 Bộ luật trên quy định về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng tặng cho tài sản. Theo đó, hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Đối với động sản mà luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký.
Đối chiếu với các quy định nói trên, việc mẹ chồng tặng nữ trang: dây chuyền, nhẫn... khi bạn kết hôn mà không kèm bất kỳ điều kiện nào và bạn cũng đã đồng ý nhận thì số nữ trang đó đã thuộc sở hữu của bạn.
Do vậy, trường hợp hai vợ chồng ly hôn mà mẹ chồng đòi lại những thứ đã tặng cho bạn trước đó là không có căn cứ, và việc bạn không trả lại thì không được coi là vi phạm pháp luật.