Vũ khí 'khủng' của quân đội Nhật thời thế chiến II (Tiếp theo và hết)

(PLO) -Máy Enigma Đức có thể là thiết bị đọc mã nổi tiếng nhất trong thời Đại chiến thế giới thứ hai, nhưng không phải chỉ có người Đức mới độc quyền. 
 

Máy đọc mã số tím

Năm 1937, người Nhật đã phát triển ra cỗ máy “97-shiki O-bun In-ji-ki” hay “Máy đánh chữ cái 97”. Thiết bị này được người Mỹ biết đến dưới cái tên mã “Tím” (Purple). Cỗ máy này bao gồm 2 máy đánh chữ và một hệ thống rô-tơ điện cùng với tổng đài chữ cái gồm 25 ký tự, chỉ cần 1 người là đủ để vận hành cỗ máy này.

Và bởi vì người Nhật thay đổi phím chữ hàng ngày, thế nên các nhà phá mã không sao có thể tìm ra các mẫu chữ trong các tin nhắn. Như cách Alberto Perez viết: “Tổng đài chữ cái có 25 kết nối, có thể sắp xếp thành 6 cặp kết nối tạo ra những cách sắp xếp chữ với tổng cộng 70.000.000.000.000 kết quả”. Nhưng thật không thể tin nổi, sau rốt những chiếc máy cắt mã của Mỹ vẫn có thể phá được cỗ máy của người Nhật. 

Thần phong Yokusuka MXY-7 OHKA

Khi chiến tranh tiến triển, và nhất là khi người Nhật cải thiện được kỹ thuật thần phong của họ, họ bắt đầu phát triển máy bay cho mục đích này. 

Yokosuka MXY-7 là một loại máy bay hoạt động bằng tên lửa được tung ra vào tháng 9/1944. Để chế tạo được nó, người Nhật đã sử dụng các vật liệu thô quan trọng, thế nên máy bay khá thô sơ. Trong suốt trận chiến, chiếc Ohka nằm dưới thùng nhiên liệu của một chiếc Mitsubishi G4M cho đến khi mục tiêu nằm ở cự ly gần thì nó mới được thả ra.

Phi công cố gắng lượn càng gần mục tiêu càng tốt trước khi bắn tên lửa và máy bay đâm mạnh vào mục tiêu. Vũ khí này có đầu đạn nặng tới 1198 kg. Tốc độ bay điên cuồng của nó khiến cho hỏa lực phòng không không thể bắn hạ, và đã có ít nhất 1 tàu khu trục Mỹ bị đánh đắm bởi vũ khí thô sơ này. 

Máy bay đánh chặn Mitsubishi J8M1

Nếu bạn nghĩ rằng nó giống như chiếc Messerschmitt Me 163 Komet của Đức thì bạn đã nói đúng. J8M1 chính là bản sao thành công nhất từ loại máy bay của Đức Quốc Xã, nhưng người Đức lại không thể chuyển vũ khí của mình cho Nhật Bản (một tàu ngầm Đức từng chở theo một chiếc Komet trên boong đã bị chìm trên đường tới Nhật Bản).

Thay vào đó, các nhà thiết kế Nhật Bản đã đảo ngược loại máy bay của người Đức thành một thứ máy bay mới với những dấu ấn kỹ thuật riêng. Thật vậy, người Nhật đã rất mong mỏi được chế tạo ra một chiếc máy bay đánh chặn trước chiến dịch đánh bom của quân Đồng Minh ở Châu Âu. Các nhà lập kế hoạch quân sự tỏ ra sợ rằng chỉ còn vấn đề thời gian trước khi xảy ra một chiến dịch tương tự trên lãnh thổ Nhật Bản. 

Bởi vì chiếc siêu pháo đài bay B-29 bay ở độ cao vượt khỏi tầm với của phần lớn máy bay chiến đấu Nhật, nên chiếc Me 163 được xem là một giải pháp tiềm năng để xử trí vấn đề trục trặc đó. Ngày 7 tháng 7 năm 1945, chiếc J8M1 đã thực hiện chuyến bay đầu tiên cùng với Trung úy Tư lệnh Toyohiko Inuzuka trong chuyến bay kiểm soát.

Đó là một tấn thảm kịch: Chiếc J8M1 cất cánh thành công nhưng động cơ của nó bị hỏng đột ngột trong quá trình lượn, rơi xuống đất và làm thiệt mạng viên phi công. Sau đó, thêm 6 chiếc J8M1 lại tiếp tục ra đời nhưng không có chiếc nào bay trước khi chiến tranh kết thúc. 

Xe tăng siêu nặng O-I

Người ta không nhớ nhiều về xe tăng của người Nhật, mặc dù họ đã có một số loại tăng rất tốt bao gồm chiếc xe tăng cỡ trung 97 Chi-Ha. Nhưng vào cuối chiến tranh, người Nhật nhen nhóm lên tham vọng – nếu không muốn nói là điên cuồng – đó là chế tạo một chiếc xe tăng siêu nặng hay thậm chí là rất rất nặng hoạt động ở mặt trận Thái Bình Dương. Những con quái vật này cực lớn, có thể mang tới 11 người trong cơ thể nặng từ 100 tấn đến 200 tấn của nó.

Mỗi chiếc xe tăng siêu nặng này gồm có tới 3 tháp pháo gồm 1 súng thần công và 2 khẩu súng nhỏ hơn. Có báo cáo tuyên bố rằng một trong những chiếc tăng siêu nặng đã được gửi tới Mãn Châu nhưng không rõ nó có xung trận không. Nguyên mẫu xe tăng siêu nặng tiên tiến tên là siêu xe tăng O-I gồm có tới tận 4 tháp pháo. 

Tia tử vong KU-GO

Người Nhật thật sự đã phát minh ra một tia tử vong, một dạng tập hợp các chùm sóng năng lượng mà có thể bắn rơi máy bay ở cách đó hàng trăm dặm. 

Theo các tài liệu được quân Mỹ tịch thu sau chiến tranh, công trình nghiên cứu về tia tử vong của người Nhật đã được bắt đầu vào đầu năm 1939 tại chuỗi phòng thí nghiệm ở Noborito. Để biến ý tưởng thành sự thật, các nhà nghiên cứu đã phát triển ra một magnetron chạy bằng điện cao có thể tạo ra chuỗi bức xạ.

Nhóm nghiên cứu của nhà vật lý Sinitiro Tomonaga đã phát triển ra một magnetron có đường kính 20 cm đạt công suất 100kW . Các tính toán đã chỉ ra rằng với chuỗi năng lượng bức xạ này có thể làm chết 1 con thỏ ở cách đó gần 1km kèm với điều kiện con thỏ xui xẻo đó phải ngồi im không nhúc nhích trong vòng trên dưới 5 phút. 

Xe tăng bay

Một trong những vấn đề chính mà quân đội Nhật rất ngại trong suốt Đại chiến thế giới thứ hai đó là thách thức về việc vận chuyển những thiết bị nặng như xe tăng từ đảo này sang đảo kia. Xuất phát từ thực tế đó đã ra đời một dạng dù lượn mới mà ở đây là xe tăng có thể bay.

Những chiếc xe tăng nhẹ này có đôi cánh có thể được lắp ráp, tháo rời và giữ ổn định ở đuôi xe tăng. Nhưng xe tăng thì không có đường băng lên xuống như máy bay, thế nên một cặp ván trượt đã được gắn vào xe tăng và có thể tháo lắp dễ dàng.

Một khi tách ra khỏi máy bay, xe tăng sẽ giống như một chiếc máy bay ném bom hạng nặng Mitsubishi Ki-21 "Sally", xe tăng sẽ tiếp đất và hoạt động như một chiếc xe bọc giáp. Người Nhật đã chế tạo ra một số nguyên mẫu dựa trên những chiếc xe tăng bay dạng này bao gồm Maeda Ku-6 và xe tăng bay đặc biệt số 3 tức Ku-Ro . 

Dự án siêu máy bay ném bom Z

Giống như dự án máy bay ném bom Amerika Đức Quốc xã, quân đội Thiên hoàng Nhật Bản cũng muốn có một máy bay ném bom liên lục địa có khả năng bay tới Bắc Mỹ. Khi chiến tranh tiến triển, người Nhật có vẻ tuyệt vọng khi không thể chế tạo thành công một kiểu như siêu pháo đài bay B-29 của Mỹ. 

Năm 1941, Hải quân Thiên hoàng Nhật Bản đã công bố loại máy bay ném bom tấn công thử nghiệm 13-Shi, đó là một máy bay ném bom hạng nặng có 4 động cơ. Nhưng các nhà lập kế hoạch quân sự Nhật vẫn muốn có một loại mái bay lớn hơn nữa, mạnh và bay nhanh hơn, có thể đạt độ cao tới 9997m và chở theo 22 quả bom nặng 453kg.

Được thiết kế theo ý định của Quân đội Thiên hoàng Nhật Bản, bao gồm 2 loại máy bay ném bom hạng nặng là Nakajima G10N và Kawasaki Ki-91, chiếc Nakajima có thể bay với vận tốc 590 km/giờ và đạt độ cao 7620m, được trang bị 6 động cơ với 5.000 mã lực.

Cuối cùng, công ty máy bay Nakajima đã phát triển ra các loại động cơ, đáng chú ý là loại động cơ HA-44 (động cơ máy bay mạnh nhất ở Nhật Bản hiện nay) thành động cơ 36 xy-lanh. Dự án Z đã bị hủy vào tháng 7 năm 1944 do các điều kiện thiếu thốn của chiến tranh…/.