WHO tuyên bố sẽ “lấp đầy khoảng trống” sau khi Mỹ rút tài trợ

(PLVN) - Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho rằng, việc dừng tài trợ của Mỹ, nếu trở thành vĩnh viễn, sẽ để lại một lỗ hổng lớn trong tài chính của WHO.
Hơn 7.000 người từ hơn 150 quốc gia làm việc cho WHO tại 150 văn phòng trên toàn thế giới và tại trụ sở ở Geneva. Ảnh: Swissinfo
Hơn 7.000 người từ hơn 150 quốc gia làm việc cho WHO tại 150 văn phòng trên toàn thế giới và tại trụ sở ở Geneva. Ảnh: Swissinfo

Washington đã tạm thời đình chỉ tài trợ cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có trụ sở tại Geneva với lý do WHO chậm chễ trong xử lý đại dịch virus corona.

Quyết định của Mỹ đã gây ra sự lên án của nhiều chuyên gia y tế và các nhà lãnh đạo, như Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres và người đứng đầu chính sách đối ngoại của Liên minh Châu Âu Josep Borrell.

Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết, ông rất tiếc về quyết định của Tổng thống D.Trump nhưng kêu gọi đoàn kết thế giới để chống lại đại dịch.

"Mỹ đã là một người bạn lâu đời và hào phóng của WHO và chúng tôi hy vọng nó sẽ tiếp tục như vậy", Tedros nói trong một cuộc họp báo hôm 15/4, "Chúng tôi rất tiếc về quyết định của Tổng thống Mỹ đã ra lệnh dừng tài trợ cho WHO."

Ông Tedros vẫn đang kiểm tra tác động của quyết định này đối với WHO nhưng tuyên bố sẽ "cố gắng lấp đầy bất kỳ khoảng trống nào với các đối tác".

Ngày 14/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố rằng  những đóng góp của Mỹ cho WHO sẽ bị đóng băng trong khi chính quyền của ông thực hiện đánh giá về phản ứng của tổ chức này đối với đại dịch virus corona. "Việc xem xét có thể mất 60-90 ngày" - Tổng thống Hoa Kỳ nói.

Việc dừng tài trợ của Mỹ, nếu trở thành vĩnh viễn, sẽ để lại một lỗ hổng lớn trong tài chính của WHO. Mỹ là nhà tài trợ tổng thể lớn nhất cho cơ quan y tế của Liên Hợp Quốc, đóng góp khoảng 15% trong tổng số ngân sách 5,6 tỷ USD cho năm 2018-2019 của Tổ chức này.

Trong những năm gần đây, các khoản đóng góp cho cơ quan y tế của Liên Hợp Quốc đã giảm và các khoản đóng góp tự nguyện từ nhiều nguồn, công cộng và tư nhân, đã chiếm hơn ba phần tư nguồn tài của WHO.

Chương trình loại trừ bệnh bại liệt của WHO đã nhận được khoản tiền lớn nhất của Mỹ trong năm 2018-2019 (158 triệu USD tương đương gần 30% toàn bộ kinh phí tự nguyện trong thời gian đó). các nước châu Phi như Nigeria, Pakistan, Somalia, Cộng hòa Dân chủ Congo, Afghanistan, Nam Sudan, Kenya và Ethiopia nhận được phần lớn trong Chương trình này. 

Trong năm 2018-2019, Mỹ cũng đã tài trợ 100 triệu USD cho công việc của WHO gồm hỗ trợ các chương trình y tế cộng đồng, chăm sóc sức khỏe ban đầu, dịch vụ xe cứu thương và bệnh viện và các cơ sở chăm sóc đại học khác, chủ yếu ở Iraq, Yemen, Sudan, Syria và Afghanistan, trong thời gian này.

44 triệu USD nữa cũng được Mỹ tài trợ để WHO mua vắc-xin và các hoạt động phòng bệnh trên toàn thế giới, giúp các quốc gia thực hiện kế hoạch tiêm chủng để loại bỏ và kiểm soát các bệnh như sởi, rubella và viêm gan B. Thêm 33 triệu USD để WHO tiến hành các hoạt động phòng chống bệnh lao trên khắp thế giới.

Đọc thêm