Theo đó, 6 nhóm đối tượng được nhận hỗ trợ gồm: Người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương trong thời hạn của hợp đồng lao động, từ 01 tháng liên tục trở lên tính từ ngày 01/4/2020 đến hết ngày 30/6/2020 và thời điểm bắt đầu tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ ngày 01/4/2020 đến ngày 01/6/2020.
Hộ kinh doanh có doanh thu do cơ quan thuế thực hiện quản lý thuế đối với hộ kinh doanh năm 2020 dưới 100 triệu đồng, được xác định tại thời điểm ngày 15/01/2020 theo quy định của pháp luật quản lý thuế. Tạm ngừng kinh doanh từ ngày 01/4/2020 theo Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh triển khai thực hiện Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
Quy trình xác nhận đối tượng được nhận hỗ trợ:
- Đối với người lao động có quan hệ lao động, quy trình xác nhận chủ yếu được thực hiện bởi doanh nghiệp, người sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội, UBND cấp huyện.
- Đối với hộ kinh doanh, người lao động không có giao kết hợp đồng lao động, quy trình xác nhận được thực hiện tại cấp xã (có niêm yết công khai) và cơ quan thuế để đảm bảo tính chính xác.
- Đối với các đối tượng chính sách người có công, bảo trợ xã hội, hộ nghèo, hộ cận nghèo, việc rà soát tổng hợp đối tượng sẽ thực hiện ở cấp huyện, trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt để có thể rút ngắn thời gian thực hiện.
- Tất cả các đối tượng nhận hỗ trợ trực tiếp đều phải căn cứ vào danh sách phê duyệt của Chủ tịch UBND cấp tỉnh.
Người lao động có giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc trước thời điểm ngày 01/4/2020 và đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc trong khoảng thời gian từ ngày 01/4/2020 đến hết ngày 15/6/2020 nhưng không đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm thất nghiệp; không có thu nhập hoặc có thu nhập thấp hơn mức chuẩn cận nghèo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ.
Người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp, làm một trong những công việc sau: bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ không có địa điểm cố định; thu gom rác, phế liệu; bốc vác, vận chuyển hàng hóa; lái xe mô tô 2 bánh chở khách, xe xích lô chở khách; bán lẻ xổ số lưu động; tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú, du lịch, chăm sóc sức khỏe.
Người sử dụng lao động có từ 20% hoặc từ 30 người lao động trở lên đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc phải ngừng việc từ 01 tháng liên tục trở lên; đã trả trước tối thiểu 50% tiền lương ngừng việc cho người lao động trong khoảng thời gian từ ngày 01/4/2020 đến hết ngày 30/6/2020; đang gặp khó khăn về tài chính, không cân đối đủ nguồn để trả lương ngừng việc cho người lao động, đã sử dụng hết quỹ dự phòng tiền lương để trả lương cho người lao động ngừng việc thì được vay Ngân hàng chính sách xã hội với lãi suất 0% để trả lương ngừng việc cho người lao động.
Người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng (bao gồm cả thân nhân người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng, thương binh đang hưởng chế độ mất sức lao động hằng tháng) trong danh sách hưởng trợ cấp tháng 4/2020. Người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo trong Danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo đến ngày 31/12/2019 của địa phương được cấp có thẩm quyền quyết định công nhận theo chuẩn nghèo quốc gia quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ. Đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng chính sách trợ cấp xã hội hằng tháng, trong danh sách hưởng trợ cấp xã hội tháng 4/ 2020.
Trước đó, tại nhiều địa phương, trong công tác rà soát, lập danh sách đối tượng thụ hưởng gói hỗ trợ an sinh xã hội 62.000 tỷ đồng gặp một số vướng mắc, băn khoăn… khiến các địa phương lúng túng trong việc triển khai gói hỗ trợ.
Với Quyết định 15 vừa được Thủ tướng ban hành, những vướng mắc trong thời gian qua của các địa phương trong công tác rà soát, lập danh sách đối tượng thụ hưởng gói hỗ trợ an sinh xã hội 62.000 tỷ đồng đã được giải đáp, tháo gỡ, để từ đó chính sách hỗ trợ nhanh chóng đến được với người dân.
- Đối với các địa phương đã ban hành chuẩn nghèo riêng của địa phương thì áp dụng theo chuẩn nghèo của địa phương.
- Trường hợp đối tượng hỗ trợ thuộc diện được hưởng từ 02 chế độ hỗ trợ trở lên quy định tại Quyết định này (kể cả chính sách hỗ trợ đang thực hiện của địa phương nếu có) thì chỉ được hưởng một chế độ do đối tượng lựa chọn hoặc chế độ hỗ trợ cao nhất.
- Trường hợp đối tượng đã hưởng chính sách của địa phương và đủ điều kiện để hưởng chính sách quy định tại Quyết định này với mức hỗ trợ cao hơn chính sách của địa phương thì được hỗ trợ thêm phần chênh lệch.
- Một số quy trình, thủ tục nộp hồ sơ và giải quyết sẽ được thực hiện trực tuyến trên cổng dịch vụ công quốc gia theo hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ.